Tính thanh khoản thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 57 - 58)

2.2. Các vấn đề còn tồn tại ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt

2.2.6. Tính thanh khoản thấp

Thị trường TPDN lại gần như mới dừng lại ở các giao dịch sơ cấp, chưa có

các giao dịch thứ cấp. Đó là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, trái phiếu đa số có lãi suất cố định, giá trái phiếu ít biến động nên

các nhà đầu tư cá nhân không thấy hấp dẫn khi nắm giữ trái phiếu, mà họ sẽ đầu tư vào cổ phiếu, do vậy, việc mua đi bán lại các trái phiếu sẽ không “nhộn nhịp” như cổ phiếu. Trường hợp mua trái phiếu chuyển đổi của một công ty lớn, nhà đầu tư

được cái lợi là được quyền đổi cổ phiếu khi đến hạn, nên không quan tâm đến lãi

suất. Nhưng với doanh nghiệp nhỏ, cổ phiếu thiếu tính thanh khoản, lãi suất lại cố

định, thì nhà đầu tư cá nhân rất ít chọn.

Thứ hai, các nhà đầu tư tổ chức là các tổ chức như ngân hàng, các công ty

bảo hiểm hay các doanh nghiệp lớn. Họ nắm giữ trái phiếu nhằm mục đích quản lý tính thanh khoản chứ khơng phải nhằm mục đích lợi nhuận. Do vậy, họ ưa thích

nắm giữ TPCP hơn là các TPDN.

Các thành viên của thị trường trái phiếu bao gồm các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các quĩ đầu tư, các ngân hàng thương mại, các cơng ty tài chính và các tổ chức tài chính trung gian khác. Tuy nhiên, các nhà tạo lập thị trường có tiềm lực nhất vẫn là các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. Đứng đầu là các nhà đầu tư lớn trên thị trường phát hành và mua bán trái phiếu. Họ có thể là những nhà tạo lập thị trường cũng như người môi giới hay bảo lãnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)