Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu đến hàm lượng tinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 118 - 120)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến hàm lượng tinh dầu Cúc vàng thu được

3.1.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu đến hàm lượng tinh

tinh dầu Cúc vàng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

Khảo sát nồng độ NaCl thu được mẫu ở nồng độ NaCl 15% cho hàm lượng tinh dầu cao nhất. Thời gian ngâm nguyên liệu với dung dịch nước muối trước khi chưng cất có ảnh hưởng đáng kể đến thể tích tinh dầu thu được. Do có thời gian để tạo sự thẩm thấu cho tinh dầu thốt ra mơi trường bên nên khi chưng cất tinh dầu thu được nhiều ngay từ đầu và thể tích tăng đáng kể. Đồng thời muối sẽ làm tăng tỷ trọng của nước phá vỡ hệ nhũ tương tinh dầu – nước và tinh dầu bị hơi nước cuốn đi dễ dàng hơn khi chưng cất (Huỳnh Chí Hiếu, 2017).Cố định các yếu tố: nguyên liệu lá Cúc vàng, thời gian chưng cất, tỷ lệ nguyên liệu: nước chưng, nguyên liệu tươi và xay 60s, nồng độ NaCl và thay đổi thời gian để ngâm nguyên liệu như sau: 0 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút. Sau khi ly trích, so sánh lượng tinh dầu thu được ở những thời gian khác nhau, từ đó chọn mức thời gian để ngâm tối ưu.

Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu đến hàm lượng tinh dầu lá Cúc Cúc

Thời gian ngâm mẫu

(phút)

Thể tích tinh dầu

(ml)

Hàm lượng tinh dầu (%)

5 0,3767b 0,1076a

10 0,2800c 0,0800b

15 0,2400d 0,0685c

Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu đến hàm lượng tinh dầu lá Cúc

Nhận xét và thảo luận:

Cố định 5 yếu tố: mẫu lá tươi, xay 60 giây, thời gian chưng cất 150 phút, tỷ lệ nguyên liệu và nước chưng là 1:3, nồng độ muối chưng cất 15%.

Sau khi khảo sát, ghi nhận mẫu không ngâm thu được 0,3833 ml tinh dầu (hàm lượng 0,1095%) bằng với thời gian ngâm mẫu 5 phút thu được 0,3767 ml tinh dầu (hàm lượng 0,1076%) cao hơn thời gian ngâm mẫu 10 phút thu được 0,2800 ml tinh dầu (hàm lượng 0,0800%) và thời gian ngâm mẫu 15 phút thu được 0,2400 ml tinh dầu (hàm lượng 0,0685%) 0 0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0 5 10 15 0,1095 0,1076 0,0800 0,0685

Từ kết quả của bảng 3.4. và biểu đồ 3.4. cho thấy, thời gian ngâm mẫu ảnh hưởng đáng kể đến quá trinh trích ly tinh dầu từ lá Cúc vàng. Do thời gian ngâm nguyên liệu trong dung dịch NaCl có thể làm thất thát tinh dầu ra mơi trường bên ngồi (khiến tinh dầu bị bay hơi khi chưng cất ). ì vậy, để tiết kiệm thời gian chưng cất cũng như tránh việc thất thoát tinh dầu, nên chưng cất mẫu ngay để thu được hàm lượng tinh dầu lớn nhất. Thời gian ngâm nguyên liệu tỷ lệ nghịch với hàm lượng tinh dầu thu được, việc ngâm nguyên liệu càng lâu, lượng tinh dầu tổn thất càng lớn.

Tóm lại, nên sử dụng nguyên liệu lá Cúc tươi và không ngâm mẫu trước khi chưng cất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 118 - 120)