B. cereus cạnh tranh với các vi sinh vật khác trong ruột sự hiện diện của nó làm
giảm số lượng các vi sinh vật đó. Trong cơng nghiệp chế biến thực phẩm chăn nuôi, một số chủng B. cereus vô hại được sử dụng như một chất phụ gia thức ăn probiotic để giảm Salmonella trong ruột và manh tràng của động vật . Điều này giúp cải thiện sự phát triển của động vật, cũng như an tồn thực phẩm cho người.
B. cereus có thể gây ra buồn nôn , nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng . Bệnh do
trực khuẩn thực phẩm này xảy ra do sự tồn tại của nội bào tử vi khuẩn khi thực phẩm bị nhiễm bệnh không được nấu chín kỹ. Nhiệt độ nấu ăn nhỏ hơn hoặc bằng 100°C (212°F) cho phép một số bào tử B. cereus tồn tại. Vấn đề này càng phức tạp khi thực phẩm được bảo quản lạnh không đúng cách , tạo điều kiện cho nội bào tử nảy mầm. Thực phẩm nấu chín khơng ăn ngay hoặc làm lạnh nhanh và làm lạnh nên được giữ ở nhiệt độ dưới 10°C (50°F) hoặc trên 50°C (122°F). Sự nảy mầm và tăng trưởng thường xảy ra trong khoảng từ 10°C đến 50°C, mặc dù một số chủng có thể phát triển ở nhiệt độ thấp . Sự phát triển
của vi khuẩn tạo ra độc tố ruột, một trong số đó có khả năng chịu nhiệt và axit cao ( độ pH từ 2 đến 11), ăn phải dẫn đến hai loại bệnh: hội chứng tiêu chảy và nôn mửa.
B. cereus cũng được biết là gây nhiễm trùng da mãn tính khó điều trị khỏi, mặc dù
ít hung hãn hơn so với viêm cân hoại tử . B. cereus cũng có thể gây viêm giác mạc. Để phân lập và định danh B. cereus theo tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO): ISO7931 và ISO21871.
Tăng sinh kỵ khí: dương tính
Kiểm tra Voges Proskauer: dương tính Axit được sản xuất từ
D-glucose: dương tính L-arabinose: dương tính D-xylose: Âm tính D-mannitol: Âm tính
Thủy phân tinh bột : dương tính Giảm nitrat: dương tính
Phân huỷ tyrosine: dương tính
sinh trưởng ở điều kiện > 50° C: Âm tính Sử dụng citrate: dương tính
1.4. Một số phương pháp xác định hoạt tính kháng vi sinh vật
Hai phương pháp chính dùng để xác định hoạt tính kháng vi sinh vật là phương pháp khuếch tán trên thạch và phương pháp pha loãng.
1.4.1. Phương pháp khuếch tán trên thạch a. Phương pháp đĩa giấy khuếch tán a. Phương pháp đĩa giấy khuếch tán
Thường áp dụng với các chất không thể khuếch tán trong bản thạch. Đây là thử nghiệm đi trước thử nghiệm MIC. Là phương pháp hay dùng để làm kháng sinh đồ.
Nguyên tắc: dùng đĩa giấy có tẩm dung dịch chất thử đặt lên mặt thạch đã tráng
một lớp huyền dịch vi khuẩn. Chất thử sẽ khuếch tán vào trong thạch và ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn tạo thành vùng ức chế.
Ưu điểm: nhanh, gọn, thực hiện dễ dàng.
Nhược điểm: nếu chất thử không khuếch tán vào bản thạch sẽ cho kết quả sai lệch. b. Phương pháp đục lỗ
Nguyên tắc: dùng đĩa thạch đã được tráng sẵn một lớp huyền dịch vi khuẩn, để
khô mặt thạch, đục các lỗ tròn đến đáy hộp. Cho dung dịch thử vào các lỗ tròn, chất thử sẽ khuếch tán vào lớp thạch xung quanh, tạo vùng ức chế quanh chỗ đục lỗ (vịng vơ khuẩn).
Ưu điểm: có thể thực hiện với hầu hết mọi chất.
Nhược điểm: cần thăm dị để tìm ra dung dịch đệm và môi trường để chất thử
nghiệm khuếch tán tốt nhất. Phương pháp này cũng đòi hỏi thời gian và kinh nghiệm. Đối với các phương pháp trên, chất thử được coi là có tính kháng khuẩn nếu có vịng ức chế rõ ràng. Nếu vi khuẩn trên bề mặt thạch mọc yếu hay các chất thử nghiệm có khả năng bay hơi thì cần lặp lại bằng phương pháp pha loãng.
1.4.2. Phương pháp pha loãng
a. Phương pháp pha lỗng trong mơi trường lỏng
Nguyên tắc: trong một dãy các ống nghiệm có chứa mơi trường lỏng đã pha sẵn chất
thử nghiệm ở các nồng độ khác nhau, dùng pipet vô trùng để đưa vi khuẩn thử nghiệm vào. Đem ủ ở 35 – 37oC trong vịng 16 – 20 giờ. Nếu có tác dụng kháng khuẩn, chất thử sẽ ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong môi trường lỏng (môi trường sẽ trong), ngược lại, nếu có sự tăng trường của vi khuẩn, mơi trường sẽ đục.
Nhược điểm: chỉ áp dụng được với các chất dễ tan trong nước. b. Phương pháp pha loãng trong thạch
Nguyên tắc: pha lỗng chất thử vào mơi trường thạch đun chảy, đổ vào đĩa petri.
Chấm huyền dịch vi khuẩn lên mặt thạch, ủ từ 16 – 24 giờ. Nếu có khóm vi khuẩn mọc lên thì chất thử khơng có tác dụng, nếu vi khuẩn khơng mọc thì chất thử có tác dụng ức chế. Trường hợp vi khuẩn mọc yếu thì cần lặp lại thử nghiệm, kiểm tra các yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm (chất nhũ hóa, dung mơi hịa tan, nhiệt độ mơi trường,…).
Ưu điểm: có thể sử dụng cho các chất khó tan, khơng tan trong mơi trường.
Nhược điểm: phương pháp này đòi hỏi kinh nghiệm trong việc chấm vi khuẩn lên
bản thạch và phương pháp này đòi hỏi số lượng vi khuẩn mỗi lần chấm là như nhau.
1.4.3. Phương pháp compact dry
ComPact Dry là dạng đĩa nhựa chứa môi trường vi sinh pha sẵn đông khô, được chuẩn bị sẵn với thành phần môi trường như phương pháp ISO truyền thống, có cải tiến. Với thiết kế nhỏ, gọn giúp tiết kiệm không gian tủ ủ, thao tác đơn giản và không mất thời gian cho khâu chuẩn bị môi trường.
a. Ưu điểm khi sử dụng Đĩa Compact Dry – Môi trường vi sinh pha sẵn
Giảm thời gian chuẩn bị môi trường vi sinh
Thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi tiết kiểm không gian tủ ấm và thao tác Bảo quản nhiệt độ phòng
Giá thành rẻ và cho kết quả chính xác theo tiêu chuẩn Quốc tế: Iso 9001:2008, AOAC, MicroVal, NordVal,…
Đáp ứng trên nhiều nền mẫu:
Mẫu rắn: thịt, tôm, cá, thức ăn chăn nuôi, sữa, sữa bột , sữa lỏng,…
Mẫu lỏng: Nước sinh hoạt, nước thải,… theo phương pháp trực tiếp và phương pháp màng lọc
Đĩa ComPact Dry do hãng Nissui Pharma – Nhật Bản sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hầu hết các loại đĩa đã đạt chứng nhận của các tổ chức quốc tế như: AOAC, MicroVal, NordVal.
Đĩa môi trường vi sinh pha sẵn Compact Dry – Nissui đáp ứng nhiều chủng loại vi khuẩn: Ecoli, Coliform, Tổng vi khuẩn hiếu khí, Staphylococcus aureus, Vi khuẩn đường ruột – Enterobacteria, Nấm mốc, Listeria, Salmonella, vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus, Vi khuẩn bacillus cereus và Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa…