Sắc ký đồ của tinh dầu lá Cúc vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 135 - 140)

Nhận xét và thảo luận:

Dựa vào bảng 3.12. cho thấy tinh dầu lá Cúc vàng (Chrysanthemum morifolium Ramat) có khoảng 38 hợp chất bay hơi trong đó nhóm chất (Z,E)-α-Farnesene chiếm 22,746%, Germacrene D chiếm 19,200%, Caryophyllene chiếm 12,777%. Hai trong số các đồng phân lập thể α-farnesene được báo cáo là có trong tự nhiên. (E, E)-α-Farnesene là đồng phân phổ biến nhất. Nó được tìm thấy trong lớp phủ của táo và các loại trái cây khác, và nó là nguyên nhân tạo ra mùi táo xanh đặc trưng. Q trình oxy hóa của nó bởi khơng khí tạo thành các hợp chất có hại cho trái cây. Các sản phẩm oxy hóa làm tổn thương màng tế bào, cuối cùng gây chết tế bào ở các lớp tế bào ngoài cùng của trái cây, dẫn đến rối loạn lưu trữ được gọi là bỏng nước .

(Z, E)-α-Farnesene đã được phân lập từ dầu Tía tơ. Cả hai đồng phân đều có khả năng chống lại cơn trùng gây hại cho cây, nó hoạt động như pheromone trong mối hoặc chất dẫn dụ thức ăn đối với loài gây hại cây táo, và các lồi sâu bướm. α-Farnesene cũng là hợp chất chính góp phần tạo nên mùi hương của cây dành dành. Kết quá được so sách với cho thấy hàm lượng (Z, E)-α-Farnesene cao hơn nhiều so với báo cáo của (Sun và cộng sự, 2010, huyện Đồng Hương, Trung Quốc) chỉ chiếm 1,48 (± 0,09)%.

β-Farnesene có một đồng phân tự nhiên. Đồng phân E là một thành phần của nhiều loại tinh dầu. Nó cũng được xem như một chất tiêu diệt cơn trùng trong tự nhiên. Tuy nhiên, β-Farnesene chỉ chiếm 1,843%.

Mặt khác, 1R-α-Pinene có tính khả dụng sinh học cao với 60% sự hấp thu ở phổi của con người với sự chuyển hóa hoặc phân phối lại nhanh chóng. α-Pinene là một chất chống viêm thông qua PGE1, và dường như là một chất kháng khuẩn. Nó thể hiện hoạt động như một chất ức chế acetylcholinesterase, hỗ trợ trí nhớ. Nhưng lại chỉ chiếm 1,027%, thấp hơn so với báo cáo của (Sun, 2010, huyện Đồng Hương, Trung Quốc )

chiếm 1,04% nhưng sự chênh lệch không đáng kể.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của α-Pinene một monoterpene có ý nghãi sử dụng trong hố học, cơng nghệ và y học là nguyên liệu tạo pheromone dẫn dụ và kiểm sốt bọ thơng (Nguyễn Tiến Thắng, 2017) chiếm hàm lượng 1,027% đã thể hiện tính kháng cơn trùng của tinh dầu từ lá Cúc được trích ly bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước.

Một số đồng phân Aromadendrene oxide và Andrographolide đã được phát hiện trong thành phần của tinh dầu lá Cúc vàng. Đây là một số hợp chất có khả năng chống ung thư đã được (Pavithra et al, 2018) và (Wang, 2014) xác định. Mặc dù có mặt với nồng độ không quá cao nhưng Aromadendrene oxide và Andrographolide xác định được khả năng kháng ung thư của tinh dầu lá Cúc vàng.

Các hợp chất như Cadinol, Ketocaprylic acid, Bicyclogermacrene… đã được xác định có khả năng kháng vi sinh vật tốt bởi (Wang, 2011), (Budavari, 1996), (James, 2010) đã khẳng định tính kháng vi sinh vật của hợp chất thiên nhiên chiết xuất từ lá Cúc

Ngoài ra, germacrene là một nhóm các hydrocarbon hữu cơ dễ bay hơi, cụ thể là sesquiterpenes. germacrenes thường được tạo ra ở một số lồi thực vật vì đặc tính kháng khuẩn và diệt cơn trùng, mặc dù chúng cũng đóng một vai trị như pheromone cơn trùng . Hai phân tử nổi bật là germacren A và germacren D. hợp chất này xuất hiện với nồng độ khá cao, 19,200% trong tinh dầu lá Cúc vàng (Chrysanthemum morifolium Ramat). Nồng độ này cao gấp 6,7 lần So với báo cáo của (Sun, 2010, huyện Đồng Hương, Trung Quốc) chỉ chiếm 2,83 (± 0,12)%, và chỉ chiếm 6,2% ở (Matricaria

Chamomilla L) một cây cùng họ có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hoá cao (Ljiljana, 2016). Điều đó cho thấy đặc tính kháng khuẩn mạnh của tinh dầu lá Cúc vàng trong tự nhiên.

Caryophyllene là một bicyclic tự nhiên sesquiterpene đó là một thành phần của nhiều loại tinh dầu , đặc biệt là tinh dầu đinh hương, dầu từ thân cây và hoa của Syzygium

aromaum (Đinh hương), tinh dầu của Cần sa sativa, Hương thảo, và hoa bia.

Caryophyllene là sesquiterpene chính góp phần tạo nên vị cay của hạt tiêu đen. Vì vậy, có thể cho rằng Caryophyllene tạo nên vị cay the nhẹ đặc trưng của tinh dầu lá Cúc vàng. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy rằng lợi ích to lớn của hợp chất này trong y học. β- Caryophyllene hiện đã được chứng minh là có lợi trực tiếp cho bệnh viêm đại tràng (Bento et al., 2011), viêm xương khớp (Rufino et al., 2015 ), bệnh tiểu đường

(Basha và Sankaranarayanan, 2014 ), thiếu máu não (Chang et al., 2013 ), lo lắng và trầm cảm (Bahi et al., 2014 ), xơ hóa gan (Calleja et al., 2013; Mahmoud et al, 2014 ), và các loại bệnh giống Alzheimer (Cheng et al., 2014 ). Trong các nghiên cứu ung

thư, β-caryophyllene đã chứng minh sức mạnh tổng hợp với thuốc hóa trị Paclitaxel trên các dịng tế bào khối u của con người, và một mình nó kích thích q trình apoptosis và ngăn chặn sự phát triển của khối u (Legault và Pichette, 2007 ). Trong một mơ hình Caenorhabditis elegans, β-caryophyllene đã điều chỉnh các gen liên quan đến căng thẳng và kéo dài tuổi thọ của sinh vật (Pant et al., 2014). Điều quan trọng, nó đã được chứng minh là có khả năng sinh học qua đường uống. Do đó, nó sẽ cung cấp một lợi ích y học quan trọng cho các chế phẩm. Ngoài ra, Caryophyllene chỉ chiếm 1,7% trên cây hoa Cúc (Chrysanthemum morifolium Ramat) được trồng tại Nigeria (Oladipupo, 2014) và 11,57% trên cây Cúc vàng (Chrysanthemum morifolium Ramat) được tìm thấy tại

huyện Đồng Hương, Trung Quốc (Sun, 2010). Đặc biệt, thành phần này cao hơn hẵn sao với (chrysanthemum Indicum) một cây cùng chi được báo cáo bởi (Wu et al, 2010 tại đại học Zhejiang Trung Quốc), chỉ chiếm 7,28 (±0,63)%.

So sánh về thành phần hoá học với báo của (Sun, 2010, huyện Đồng Hương, Trung Quốc) và (Oladipupo, 2014, Nigeria), cụ thể là, tinh dầu Cúc vàng (Chrysanthemum moiforlium Ramat) được trồng tại thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng,Việt Nam có các thành phần cơ bản giống với (Sun, 2010, huyện Đồng Hương, Trung Quốc) và (Oladipupo, 2014, Nigeria) nhưng có hàm lượng thành phần khác với báo cáo trên. Điều đó đã chứng minh được rằng thành phần các hợp chất hố học có thể thay dổi ở mỗi điều kiện địa lý khác nhau.

Đặc biệt hàm lượng Caryophyllene trên cây Cúc vàng được trồng tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam cao hơn hẳn so với cây Cúc vàng được tìm thấy tại Nigeria (Oladipupo, 2014), huyện Đồng Hương, Trung Quốc (Sun, 2014) và (chrysanthemum Indicum) một cây thuộc chi Cúc đã được biết đến với khả năng chống oxy hố và kháng khuẩn cao, điều đó đã giúp đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế của cây Cúc vàng Việt Nam nói chung và tinh dầu Cúc vàng nói riêng.

3.4. Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Cúc

3.4.1. Hoạt tính kháng khuẩn Salmonella

Dựa vào bảng 3.12. cho thấy rằng tinh dầu lá Cúc vàng có khả năng kháng vi khuẩn tốt nhờ có nhiều thành phần kháng kháng vi sinh vật tự nhiên. Kết quả hoạt tính kháng Salmonella của tinh dầu lá Cúc vàng được thể hiện trong bảng 3.13. qua đường kính vùng ức chế (bao gồm đường kính đĩa kháng khuẩn 6mm)

Bảng 3.13. Kết quả kháng Salmonella của tinh dầu lá Cúc vàng thu được bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước trực tiếp

Độ pha loãng tinh dầu lá Cúc vàng Đường kính vịng kháng khuẩn (mm)

Kháng sinh Ampicillin (ĐC) 12,00b

Dung môi DMSO 0,00d

Tinh dầu nguyên chất 23,00a

Nồng độ tinh dầu 0,25% 8,50c

Nồng độ tinh dầu 0,5% 9,17c

Nồng độ tinh dầu 0,75% 9,50c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 135 - 140)