1.6.2. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS)
Sắc ký khí ghép khối phổ (GC/MS) có thể phân tích các hỗn hợp hóa chất phức tạp như khơng khí, nước… Nếu trong mẫu có một chất lạ xuất hiện, khối phổ có thể nhận dạng cấu trúc hóa học độc nhất của nó (giống như việc lấy dấu vân tay). Cấu trúc của chất này sau đó được so sánh với một thư viện cấu trúc các chất đã biết. Nếu khơng tìm ra được chất tương ứng trong thư viện thì nhà nghiên cứu, có thể dựa trên cấu trúc mới tìm được để phát triển các ý tưởng về cấu trúc hóa học. Nói cách khác, nhà nghiên cứu thu được một dữ liệu mới và có thể đóng góp vào thư viện cấu trúc nói trên, sau khi tiến hành thêm các biện pháp để xác định chính xác loại hợp chất mới này.
Khi GC kết hợp với MS, nó sẽ trở thành 1 máy phân tích đa năng, các nhà nghiên cứu hóa học có thể hịa tan hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, tách chiết và bơm vào máy để nhận dạng chúng, hơn nữa các nhà nghiên cứu cũng xác định nồng độ của mỗi thành phần hóa chất (TCVN 10712 : 2015).
1.6.3. Một số ứng dụng của sắc ký khí ghép khối phổ
Khác với các máy phân tích dư lượng kháng sinh như sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS/MS), thì sắc ký khí ghép khối phổ độ phận giải cao (HRGC/HRMS), GC/MSN sắc ký ghép khối phổ có ứng dụng phân tích các độc chất trong nước tương, nước mắm (3 MCPD...)
Nghiên cứu chiết xuất và xác định thành phần các chất hóa học, độc chất, kháng sinh, đánh giá độ tồn lưu của hóa chất diệt cơn trùng khác nhau trong các vật liệu hoặc hợp chất khác nhau.
1.7. Giới thiệu về Cúc vàng 1.7.1. Vị trí phân loại 1.7.1. Vị trí phân loại
Cây cúc vàng (Chrysanthemum morifolium Ramat ) thuộc: Giới (regnum) : Plantae
Ngành (division) : Angiospermae Lớp (class) : Dicotyledone
Bộ (ordo) : Asterales
Họ (familia) : Asteraceae Chi (genus) : Chrysanthemum
Loài (species) : Chrysanthemum morifolium Ramat
Tên thường gọi là : cúc vàng , cúc kim cương ,....
Hình 1.16. Cây hoa Cúc vàng (Chrysanthemum morifolium Ramat) 1.7.2. Giới thiệu về họ cúc (Asteraceae)
Họ cúc (danh pháp khoa học : Asteraceae hay compositae) thường được gọi là Aster, Daisy, Composite, hoặc Sunflower là một họ thực vật hai lá mầm có hoa phổ biến và phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Tên gọi khoa học của họ này được lấy từ chi Aster, từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là ngơi sao giống với hình dáng của
bơng hoa trong một số loài thuộc họ. Được biết đến với tên gọi phổ biến là hoa Cúc. Hiện nay ước tính có khoảng 32.913 lồi nằm trong 1911 chi thuộc 13 phân họ Cúc, là một trong những họ thực vật có số lượng lồi nhiều nhất thế giới. Hầu như tất cả các lồi trong họ đều có cụm hoa dạng đầu ở giữa những lá bắc. Nhìn từ xa, những cụm hoa gần nhau trông giống một bơng hoa to, và những chiếc lá bắc có thể trơng như một đài hoa.
Hầu hết các loài của Asteraceae là thảo dược hàng năm hoặc lâu năm, nhưng một số lượng loài đáng kể cũng là cây bụi, dây leo hoặc cây thân gỗ. Họ Asteraceae phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, từ các vùng cực cho đến các vùng nhiệt đới, và có thể chiếm tới 10% trên hệ thực vật của nhiều quốc gia trên thế giới.
Họ Cúc có nhiều giá trị kinh tế hơn. Nhiều loại được trồng rộng rãi làm cây cảnh như thược dược (Dahlia pinnata), các loại cúc vàng, cúc trắng thuộc chi Chrysanthenum làm thuốc trừ sâu. Một số được dùng làm rau như rau diếp (Lactuca indica), rau khúc tẻ (Gnaphalium affine), rau khúc nếp (G. polycaulon), cây có dầu như hướng dương (Helianthus annuus), cây làm thuốc như ngải cứu (Artemisia vulgaris), cây chữa bệnh sốt rét như thanh hao hoa vàng (A. annua) và có thế cho nhiều sản phẩm như : dầu ăn, rau sạch, hạt khơ, chất điều vì, trà thảo mộc và chất thay thế cafein.
Đa số các loài thuộc họ Asterceae là cây thân thảo, nhưng vẫn có một số ít lồi cây bụi, dây leo, thân gỗ. nhưng có một điểm chung lớn là cụm hoa để phân biệt họ
Asteraceae với các họ cây khác.
Năm 1984, Lê Kim Biên (1984) khi nghiên cứu phân loại họ cúc cho thấy riêng chi Chrysanthemum L ( Đại cúc) ở Việt Nam có 5 lồi, trên thế giới có 200 lồi, và có khoảng 1.000 giống. Các giống cúc hiện trồng chủ yếu được sử dụng làm hoa hoặc cây cảnh, do đó hoa thường có kích thước từ trung bình đến to, nhiều màu sắc, như trắng, vàng, đỏ, tím, hồng,… Một số loại cúc thuộc chi Chrysanthemum L được trồng phổ biến như:
Chrysanthemum cinerieafolium (cúc Trừ Trùng): cây sống dai, có lơng tơ, cao
khoảng 50 70 cm. Thân mọc thẳng đứng có cạnh lồi, lá mọc cách kiểu lơng chim. Hoa được dùng để chế biến thuốc trừ sâu.
Chrysanthemum indicum (Cúc Vàng hay Kim Cúc): được trồng nhiều ở Châu Á, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Cây dạng thân cỏ, sống lâu năm, cây có thể cao hơn 100 cm.
Chrysanthemum morifolium (Cúc Trắng): có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng
ở vùng núi Nam trung bộ và các tỉnh miền Bắc Việt Nam, được dùng làm thuốc hay cây cảnh. Thân dạng thân cỏ, sống lâu năm hay một năm. Trên thực tế thế giới có tới 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, màu sắc vô cùng phong phú (Anderson N. O, 1987).
Chrysanthemum macimum (cúc Trắng Lớn): có nguồn gốc từ châu Âu được trồng
rộng rãi trên thế giới với mục đích làm hoa cắt hoặc trồng ở bồn lớn. Cây sống lâu năm, cao từ 70 – 100 cm.
Chrysanthemum conirium (rau Cải Cúc, cúc Tần Ơ): có nguồn gốc từ vùng Trung
Cận Đông, cây sống hàng năm, thân mọc thẳng đứng, phân nhánh thành bụi, cây cao đến 120 cm.
Năm 1993, Trần Hợp đã phân loại cây hoa cúc thuộc nhóm cây thân cỏ có hoa làm cảnh và cũng đã đưa ra một số loài hoa cúc trồng ở Việt Nam như cây Tần Ô (rau Cúc C.coronarium Linn), cây Cúc Trắng (C.morifolium), cây Cúc Vàng (C.indicum) và cúc Trừ Trùng (C. cinerieafoliumvis). Như vậy, trong chi Chrysanthemum có rất nhiều lồi và nhiều chủng giống khác nhau nhưng việc phân loại cúc vẫn chưa được thống nhất.
1.7.3. Giới thiệu chi Chrysanthemum
Chi Cúc (tên khoa học là Chrysanthemun) là một chi thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae). Đay là một chi bản địa của châu Á và đông bắc châu Âu. Đa số các lồi trong chi có nguồn gốc từ Đơng Á, trong đó trung tâm đa dạng là Trung Quốc. Có khoảng 40 lồi. Danh pháp Chrysanthemun bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp chrysos (nghĩa là vàng) và anthemon (nghĩa là hoa) tên này do Carl von Linné đặt vào năm 1753.
Cúc mâm xôi hay còn gọi là cúc đại đóa có tên khoa học là Chrysanthemun morifolium là một lồi thực vật lâu năm và thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Lồi này đã được Ramat mô tả khoa học đầu tiên năm 1792.
Đây là một lồi ni trồng và lai giống, được trồng ở Trung Quốc từ hơn 3000 năm. Cây được lai giống từ nhiều nhánh cúc tại Đơng Á, với thành phần chính được cho là cúc vàng (Chrysanthemum indicum), tỷ trọng của các loài khác trên các giống lai không rõ ràng trong nhiều trường hợp. Ở Trung Quốc, có bằng chứng là giống hoa này đã có từ năm 500 trước cơng ngun. Năm 1630 đã có hơn 500 giống được đề cập. Tại châu Âu, đặc biệt là ở Hà Lan, loài hoa này đã được biết đến từ giữa thế kỷ thứ 17, và trong thế kỷ 19 được phân bổ và nhân rộng.
Loài này hiện được trồng nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó thành phố Sa Đéc (Việt Nam) nổi tiếng với nghề trồng hoa. Cúc mâm xôi tương đối dễ trồng, khơng địi hỏi khắt khe về đất đai, ánh sáng và ẩm độ. Nó có thể trồng hầu hết các vụ trong năm, nhưng nhiều nhà vườn ở đồng bằng sơng Cửu Long thường trồng và làm cho nó ra hoa đúng vào dịp Tết để tăng lợi nhuận... nhưng cũng có năm mất mùa, ra hoa trễ làm nhà vườn mất vốn.
Loài hoa này được ghi nhận cho sự nổi tiếng của nó như là một cây trồng trong nhà một vì những phẩm chất lọc khơng khí của nó theo một nghiêng cứu được thực hiện bởi NASA, có khả năng loại bỏ trichloroethylene, benzen, formaldehyde, ammoniac và các hóa chất khác trong khơng khí.
Các giống Chrysanthemum hiện đại có màu sắng đa dạng hơn lồi mọc dại; ngồi màu vàng truyền thống thì cịn có màu trắng, tím và đỏ. Chi này Chrysanthemum gồm nhiều giống lai.
Chrysanthemum được chia làm hai nhóm cơ bản là nhóm chịu rét trồng vườn và
nhóm trưng bày. Nhóm chịu rét cịn có khả năng nở nhiều hoa nhỏ mà không cần nhiều sự hỗ trợ kỹ thuật, có thể chịu đựng mưa gió. Nhóm trưng bày thì cần qua đơng ở nơi tương đối khô, mát và thỉnh thoảng cần được chiếu sáng vào ban đêm.
Ở một số nơi thuộc châu Á, hoa Chrysanthemum vàng hoặc trắng thuộc loài C.
morifolium được đun với nước để tạo thành thứ nước uống vị ngọt, gọi đơn giản là trà
hoa cúc. Ở Triều Tiên, rượu gạo vị hoa cúc được gọi là gukhwaju (Cúc hoa tửu).
Lá cây được hấp hoặc luộc để làm rau ăn, đặc biệt là trong ẩm thực Trung Quốc. Hoa có thể thêm vào canh thịt rắn (xà canh) để tăng mùi thơm. Ở Việt Nam, người ta dùng tần ô (C.coronarium) để ăn sống, nấu canh hay nhúng lẩu. Ở Nhật Bản, hoa nhỏ được dùng để bày biện cho món sashimi.
Hoa cúc được xem là một vị thuốc. Hai vị thường dùng nhất là cúc hoa trắng và cúc hoa vàng. Theo Tây y, ngoài tinh dầu và nhiều nguyên tố vi lượng, cúc hoa có chứa selen có khả năng khử gốc tự do, chống lão hoá và chứa crom là chất phân giải và bài tiết cholesterol, phòng chống bệnh tim mạch. Theo Đông y, cúc hoa vị ngọt, cay, tác động vào ba đường kinh gồm kinh phế, kinh can và kinh thận. Cúc hoa có tác dụng dưỡng âm, ích can, tán phong thấp, thanh đầu mục, giáng hỏa.
Xa xưa, Đông y chủ yếu dùng cúc hoa trắng. Đây là thành phần quan trọng của các bài thuốc "Tang cúc ẩm", "Kỷ cúc địa hoàng hoàn", "Cúc hoa tán",... Chỉ từ nửa cuối thế kỷ 20 thì cúc hoa vàng mới bắt đầu được sử dụng rộng rãi sau khi con người có thêm hiểu biết hóa dược về nó.
Cúc hoa trắng (cam cúc, cúc hoa, cam cúc hoa, bạch cúc hoa, bạch cúc, chân cúc, dược cúc, tiết hoa, kim tinh) danh pháp là Chrysanthemum morifolium Ramat được xếp trong nhóm "Thuốc phát tán phong nhiệt". Tuy Chrysanthemum morifolium màu sắc đa dạng nhưng Đông y thường dùng loại hoa trắng. Cúc hoa trắng vị cay, ngọt, đắng, khí hơi lạnh, vào kinh can và kinh phế, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc. Nghiên cứu cho thấy cúc hoa trắng làm giãn động mạch vành, tăng độ co bóp và hiệu suất sử dụng ôxy của van tim, hạ huyết áp, ức chế nhiều loại vi khuẩn và nấm da,...
Cúc hoa vàng (dã cúc hoa, khổ ý, dã sơn cúc, lộ biên cúc, hoàng cúc tử, dã hoàng cúc, quỷ tử cúc, kim cúc, cúc riềng vàng) danh pháp là Chrysanthemum indicum L được xếp trong nhóm "Thuốc thanh nhiệt giải độc". Cúc hoa vàng có vị đắng, cay, khí hơi lạnh, vào kinh can và kinh tâm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa eczema, lở loét,
mề đay, đau họng, đau đầu chóng mặt. Nghiên cứu cho thấy cúc hoa vàng kháng virus, vi khuẩn, giải nhiệt, tăng cường chức năng đại thực bào, hạ huyết áp,...
1.7.4. Hình thái cây hoa cúc vàng (Chrysanthemum morifolium Ramat)
Thân
Theo Van Ruiten và cộng sự (1984) thì chiều cao cây, mức độ phân cành, độ mềm hoặc cứng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc tính di truyền của giống. Giống cúc thấp nhất chỉ cao 20 – 30 cm, còn giống cúc cao nhất, có thể cao trên 3 m. Các giống thấp, phân cành nhiều thích hợp trồng trong chậu, làm thảm hoa. Các giống thân dài, thường phân cành ít, thích hợp trồng trên nền đất hoặc trên nền giàn cao.
Giống thân cao, ít cành thích hợp với việc trồng hoa cắt cành. Giống phân cành nhiều, cành nhỏ và mềm thích hợp với việc tạo hình trồng trong chậu cảnh.
Cây Cúc vàng (chrysanthemum moriforlium Ramat) thuộc loài cây thân thảo hai lá
mầm, mọc thẳng và phân canh nhiều phần trên. Thân có chiều cao giao động khoảng 70 – 100 cm. Có nhiều lơng nhỏ quanh thân.
Rễ
Rễ của cây hoa cúc là loại rễ chùm, rễ ít ăn sâu mà thường tập trung phát triển theo chiều ngang, chủ yếu ở tầng đất 10 – 20 cm.
Số lượng rễ cúc nhiều, lơng hút phát triển nên có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt.
Do hạn chế trong việc nhân giống hữu tính hoa cúc bằng hạt, vì vậy rễ cúc khơng phát sinh từ mầm rễ của hạt. Nhân giống vơ tính là biện pháp được sử dụng phổ biến đối với hoa cúc, vì vậy rễ được mọc ra ở mấu của thân cây (mắt) ở những phần sát trên mặt đất (Nguyễn Xuân Linh, 1998).
Hoa
Các lồi trong họ Cúc thơng thường có một hoặc cả hai loại hoa con. Vịng ngồi của cụm hoa hình đầu tương tự như ở hoa hướng dương được cấu thành từ các hoa con
có dạng cánh hoa dài, được gọi là lưỡi bẹ; chúng là hoa tia. Phần bên trong của đầu cụm hoa (hay đĩa) được hợp thành từ các hoa nhỏ với các cánh hoa hình ống; chúng là các hoa đĩa hay hoa phễu hoặc hoa ống. Thành phần của các hoa họ Cúc dao động từ hoa toàn tia (tương tự như ở các lồi bồ cơng anh, chi Taraxacum) tới hoa toàn đĩa (tương tự như ở các lồi cỏ Dứa).
(Đặng Văn Đơng, 2005) khi nghiên cứu về hình dạng hoa cúc đã cho rằng cây họ cúc (Asteraceae) rất đặc trưng bởi có cụm hoa đầu trạng. Cụm hoa đầu trạng rất điển hình là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng hoặc lồi, trên đó có các hoa khơng cuống sắp xếp xít nhau, phía ngồi cụm hoa có các lá bắc xếp thành vịng, cả cụm hoa có dạng như một bơng hoa.
Hoa Cúc có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa có nhiều màu sắc và đường kính rất đa dạng, đường kính có thể từ 1,5 – 12 cm. Hình dạng của hoa có thể là đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ những nách lá. Hoa cúc tuy là lưỡng tính nhưng thường khơng thể thụ phấn cùng hoa, nếu muốn lấy hạt giống thì phải tiến hành thụ phấn nhân tạo (Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1988).
Hoa cúc vàng (chrysanthemum moriforlium Ramat) có đường kính từ 5 – 7 cm, hình đĩa lỗi, cánh kép, cánh hoa dài từ 2 – 4 cm.
Lá
Theo Cockshull (1972) thì lá cây hoa Cúc mọc cách và thành vòng xoắn trên thân. Lá phẳng hoặc hơi nghiêng về phía trên hoặc hơi bị gấp. Trên một cành thì gần gốc nhỏ, càng lên phía trên lá càng to dần. Kích thước lá thường thay đổi theo điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Cây sinh trưởng kém thì lá nhỏ, mỏng, cứng hơi chếch về phía trên, màu xanh nhạt khơng bóng hoặc hơi vàng. Đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng khoẻ, lá to và mềm, phiến lá dày, chóp lá hơi cong xuống, lá xanh thẫm và bóng. Lá hoa cúc thường sống được 70 – 90 ngày, hiệu suất quang hợp của lá mạnh nhất là ở lá thứ 4 tính từ đỉnh ngọn trở xuống.
Cây cúc vàng (chrysanthemum moriforlium Ramat) có lá phân năm thuỳ hình lơng chim, có những chỗ lồi những thuỳ sâu vào mép quá một nửa của phiến lá. Gốc lá kéo dài, chóp lá tù, mép lá lượn sóng. Lá mọc cách, trên thân lá có một lớp lơng mịn.
1.8. Giới thiệu sản phẩm dầu dưỡng môi từ tinh dầu lá Cúc vàng
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của xã hội, “làm đẹp” là một từ khá quen thuộc với mọi người không chỉ là phải nữ. Theo thống kê của Q&Me,2019 khoảng 73% người sử dụng mỹ phẩm ít nnhất một lần/tuần hoặc tường xuyên hơn. Song với việc bảo về làn da khỏi các tác nhân mơi trường, thì đơi mơi cũng là một phần quan trọng trên gương mặt cần được quan tâm đến. Vì vậy, các dịng sản phẩm dành riêng cho đơi mơi ra đời. Mọi người thường ví “thỏi son là vũ khí tối thượng của mọi phụ nữ”, một gương mặt nhợt nhạt trong phút chốc đã trở nên rạng rỡ hơn nhờ thỏi son. Ngoài việc sử dụng các sản phẩm làm cho đôi môi thêm rạng rỡ, việc bảo vệ đôi môi cũng là một vấn đề thiết yếu. Ngoài việc sử dung các sản phẩm: tẩy tế bào chết, mặt nạ, tinh chất tái tạo da thì