Hoạt tính kháng khuẩn Bacillus cereus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 145 - 147)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4. Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu Cúc

3.4.4. Hoạt tính kháng khuẩn Bacillus cereus

Kết quả GC – MS cho thấy thành phần tinh dầu Cúc vàng có chứa khá nhiều hợp chất có khả năng kháng lại vi sinh vật.

Kết quả hoạt tính kháng Bacillus cereus của tinh dầu lá Cúc vàng được thể hiện trong bảng 3.16. qua đường kính vùng ức chế ( bao gồm cả đường kinh đĩa kháng sinh, 6mm)

Bảng 3.16. Kết quả kháng Bacillus cereus của tinh dầu lá Cúc vàng thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trực tiếp

Độ pha loãng tinh dầu lá Cúc vàng Đường kính vịng kháng khuẩn (mm)

Kháng sinh Ampicillin (ĐC) 16,67b

Dung môi DMSO 0,00e

Tinh dầu nguyên chất 39,33a

Nồng độ tinh dầu 0,25% 9,50d

Nồng độ tinh dầu 0,5% 9,50d

Nồng độ tinh dầu 0,75% 11,33cd

Hình 3.7. Kết quả kháng khuẩn Bacillus cereus Nhận xét và thảo luận: Nhận xét và thảo luận:

Dựa vào bảng 3.16. với chủng vi khuẩn Bacillus ceureus thì tinh dầu nguyên chất với đường kính vịng kháng 39,33 mm (6 mm đường kính đĩa kháng) cao hơn cả so với kháng sinh ampicilin là 16,67 mm. Theo (Celikel và Kavas, 2008) thuộc vào nhóm cực nhạy.

Ở các nồng dộ pha lỗng 0,25%, 0,5%, 0,75%, 1%, được pha loãng trong dung mơi DMSO thì nồng độ pha lỗng 1% có đường kính 12,33 mm (6 mm đường kính đĩa kháng) thuộc nhóm nhạy cảm (Celikel và Kavas, 2008) so với đối chứng DMSO.

Tóm lại, tinh dầu lá Cúc vàng ở nồng độ càng cao thì đường kính vịng kháng với chủng Bacillus ceureus càng lớn. Ở nồng độ nguyên chất tinh dầu Cúc vàng thuộc nhóm cực nhạy với chủng vi khuẩn B. cereus. Nồng dộ 1% của tinh dầu lá Cúc vàng (nồng dộ khuyến cáo sử dụng trên da mặt) thuộc nhóm nhạy cảm với chủng vi khuẩn B. cereus.

3.5. Thử nghiệm in vivo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 145 - 147)