Vi khuẩn Staphylococcus aureus dưới kính hiển vi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 43 - 45)

Staphylococcus aureus là vi khuẩn Gram dương, hình cầu đường kính 0,5 – 1,5

µm, có thể đứng riêng lẻ nhưng thường tạo từng chùm giống chùm nho, không di động, không sinh bào tử. Staphylococcus aureus thường cư trú trên da, niêm mạc, đường ruột các động vật máu nóng .

Staphylococcus aureus là vi khuẩn kỵ khí tùy nghi, phát triển dễ dàng trên môi

trường nuôi cấy thông thường. Phát triển được ở nhiệt độ 10 – 45°C, mọc tốt ở 37°C, pH thích hợp là 7,0 – 7,5.

Ở mơi trường canh thang thì sau 5 – 6 giờ làm đục mơi trường, sau 24 giờ thì làm đục rõ, để lâu có thể lắng cặn.

Ở mơi trường thạch, khuẩn lạc trịn lồi, bóng láng, đường kính khoảng 1 – 2 mm, có thể màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng.

Ở môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, làm tan máu hoàn toàn. Tụ cầu vàng tiết ra năm loại dung huyết tố (hemolysin): α, β, γ, δ, ε.

Coagulase do S. aureus sinh ra có khả năng làm đơng huyết tương người và động vật khi đã được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác. Coagulase có ở tất cả các tụ cầu vàng.

Coagulase có hai loại: một loại tiết ra mơi trường (coagulase tự do), một loại bám vào vách tế bào (coagulase cố định).

Staphylococcus aureus cho phản ứng catalase dương tính, lên men được nhiều loại đường như: mannitol, glucose, lactose, mannose, sucrose, levulose, manit.

Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn khơng sinh bào tử khác. Nó bị tiêu diệt ở 80°C trong 1 giờ, 100°C trong 1 – 2 phút, có thể sống ở mơi trường có nồng độ NaCl cao (15%), có thể tồn tại ngồi mơi trường khơ ráo 4 – 5 tháng.

Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan như:

- Da: nhọt da, áp xe, viêm mô tế bào.

- Hơ hấp: viêm khí quản, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tràn mủ màng phổi

- Tim: viêm nội tâm mạc, tràn mủ màng tim. - Màng não: viêm màng não mủ.

- Xương: cốt tủy viêm, viêm khớp

- Máu: nhiễm trùng máu hoặc gây bệnh bằng cách gián tiếp tiết các độc tố gây viêm da tróc vẫy hoặc hội chứng sốc độc tố.

1.3.2. Escherichia coli

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trích ly dầu cây hoa cúc (CHRYSANTHEMUM MORIFOLIUM RAMAT), phân tích thành phần hóa học, khảo sát tính kháng khuẩn và ứng dụng trong mỹ phẩm (Trang 43 - 45)