thế giới và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên thế giới trên thế giới
Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Dresdner Cộng hòa Liên bang Đức
NH Dresdner đã xây dựng được một chiến lược quản trị rủi ro TD dựa trên các nguyên tắc tối ưu hóa và hướng tới thu lợi nhuận cao nhất.
Khi đánh giá rủi ro KH, NH Dresdner đã tập trung chú ý đến tổng khối lượng vốn mà NH có thể bị mất từ phía đối tác bị phá sản. Việc quản trị rủi ro được NH dựa vào ba thành phần. Trước hết, song song với việc cấp các khoản vay cá nhân, NH thường xuyên quan tâm đến tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống, cũng như ở từng chi nhánh. Thứ hai, NH thực hiện việc cơ cấu và xử lý các hoạt động TD phức tạp. Thứ ba, các nhân viên có trình độ được NH phân cơng theo dõi trên một quy mô tổng thể các khoản cho vay có chứa đựng rủi ro cao, cũng như các khoản vay phải gia hạn hoàn trả.
Khi cấp TD cho KH, NH đã sử dụng một hệ thống đánh giá cho điểm các KH đã được lượng hóa, trên cơ sở đó các rủi ro được phân loại phù hợp với các tiêu chí đánh giá cho điểm TD. Việc chấm điểm KH được củng cố thêm bằng việc chấm điểm theo ngành kinh tế, khi có một hiện tượng kinh tế bất lợi ở một ngành nào đó, thì hệ thống sẽ tự động hạ điểm TD của tất cả các KH là các cơng ty hoạt động trong ngành kinh tế đó. Đối với các KH là người nước ngồi, để phụ trợ cho hệ thống tính điểm TD nói trên, NH cịn sử dụng việc cho điểm có tính đến đặc trưng của mỗi nước cụ thể. Việc đánh giá rủi ro theo nước dựa trên cơ sở hệ thống đánh giá cho điểm theo nước trong nhiều năm qua đã đem lại hiệu quả rất cao. Ở NH Dresdner, người ta đã thành lập một Ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ của NH. Ủy ban này bao gồm các thành viên HĐQT và các Giám đốc điều hành. Ủy ban có các cuộc họp thường kỳ và các cuộc họp bất thường khi cần phải thảo luận, bàn bạc về các rủi ro xảy ra và chuẩn bị soạn
23
thảo các biện pháp giải quyết để trình ban lãnh đạo NH ra quyết định. Các giới hạn rủi ro và khả năng thanh toán đã được ghi trong các điều khoản của Luật NH. Các kiểm tốn viên NH ln ln theo dõi việc tuân thủ các giới hạn này.
Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Citibank
Một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới là Citigroup, trong đó kết quả hoạt động của Citibank đã tạo nên một nguồn thu lớn cho Citigroup. Đây là một tập đồn hàng đầu khơng chỉ về quy mơ mà cịn là đối thủ có sức mạnh trên thương trường nhờ chính sách quản lý rủi ro của tập đoàn. Chủ tịch tập đoàn Citigroup - Walter Wriston đã từng nói lên vai trị quan trọng của hoạt động quản lý rủi ro như sau “Toàn bộ cuộc sống trong hoạt động NH là quản trị rủi ro”.
Trong môi trường hoạt động NH, Citibank đã xây dựng một chính sách quản trị rủi ro, trong đó bao gồm các chính sách TD được tuyên bố một cách rõ ràng, quy trình quản lý rủi ro, các cơng cụ và nguồn thông tin cần thiết để ra quyết định, về đội ngũ nhân sự có cùng một sự hiểu biết, một ngơn ngữ chung, trách nhiệm về vai trò của họ trong quy trình TD. Khi những yếu tố này được hội tụ một cách đầy đủ sẽ tạo ra trong NH một môi trường quản trị rủi ro TD hiệu quả.
Mơ hình TD thương mại được tiêu chuẩn hóa và phải trải qua ba giai đoạn của quá trình xét duyệt: gặp gỡ KH, thẩm định, thực hiện giao dịch. Ba giai đoạn trong chính sách TD chủ chốt của Citibank bao gồm hình thành chiến lược và kế hoạch cho vay; tiến hành cho vay KH; đánh giá và báo cáo thực thi. Trong các giai đoạn này trách nhiệm của các bộ phận tham gia được thể hiện một cách rất cụ thể, rõ ràng như sau:
- Ủy ban quản lý (Management Committee) thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với NH; đặt HMTD đối với Ủy ban chính sách TD.
- Ủy ban chính sách TD (Credit Policy Committee) thực hiện các nhiệm vụ là đặt ra HMTD cùng với Ủy ban quản lý xây dựng chính sách TD; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.
24
- Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ như lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ KH và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ TD, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư; theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình TD; xúc tiến tiến độ khoản vay.
Mục tiêu của quy trình TD hiệu quả ch ính là đảm bảo NH hoạt động đạt hiệu quả cao, rủi ro được giảm thiểu một cách thấp nhất với lợi nhuận mục tiêu.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
Qua kinh nghiệm quản trị rủi ro TD của Ngân hàng Dresdner Cộng hòa Liên bang Đức và Citibank, cho thấy mỗi quốc gia có một chính sách riêng trong hoạt động quản trị rủi ro TD để đảm bảo NH kiểm soát được rủi ro, hoạt động an tồn và hiệu quả. Ngân hàng Dresdner Cộng hịa Liên bang Đức chú trọng đến rủi ro từ phía KH. Họ đã xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro thận trọng và có hệ thống, thể chế hóa các yêu cầu về phòng ngừa rủi ro TD ngay trong cơ chế, chính sách đánh giá KH và quản lý các khoản cho vay theo từng cấp độ rủi ro nhằm hạn chế rủi ro một cách đồng bộ, xuyên suốt. Qua đó VPBank cũng như các NHTM Việt Nam nói chung có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Thực hiện cấp TD lành mạnh. Các NH cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp TD lành mạnh như thị trường mục tiêu, đối tượng KH, điều khoản và điều kiện cấp TD. NH cần xây dựng các HMTD cho từng loại KH vay vốn và nhóm KH vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro TD khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở XHTDNB đối với KH trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
- Khi đánh giá rủi ro KH, cần kết hợp phân tích rủi ro các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính và tình hình hoạt động KD của KH như những thay đổi của nền kinh tế, của thị trường đến ngành nghề KD của KH. Đối với KH là người nước ngoài, cần xem xét đến đặc điểm của quốc gia nơi KH cư trú với các điều kiện cấp TD theo chính sách của NH.
- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống XHTDNB, thực hiện XHTDNB theo định kỳ và duy trì một cách liên tục để làm cơ sở
25
trong xây dựng chính sách KH về giới hạn TD, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng TD với từng KH. XHTDNB là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro TD thơng qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ thống XHTDNB mới được các NH Việt Nam ứng dụng trong một vài năm trở lại đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Do đó, hồn thiện hệ thống XHTDNB đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng TD.
Trong khi đó, kinh nghiệm quản trị rủi ro TD của Citibank lại chú trọng đến việc xây dựng một chính sách quản trị rủi ro TD và một mơ hình cấp TD tiêu chuẩn, hiệu quả. Qua đó, VPBank cũng như các NHTM Việt Nam nói chung cần có những thay đổi cơ bản trong mơ hình quản trị rủi ro TD về cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp TD theo hướng sau:
- Hồn thiện bộ máy quản trị rủi ro TD từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro TD, chính sách phân bổ TD, chính sách KH, xây dựng danh mục đầu tư.
- Chuyển đổi mơ hình quản lý theo chiều ngang sang mơ hình theo chiều dọc. Theo mơ hình này, các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp TD, được quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.
- Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý rủi ro TD và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp TD cho các DN. Theo đó, tồn bộ việc xây dựng giới hạn TD trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể (thông qua thực hiện xếp hạng TD, phân tích ngành, khả năng phát triển của KH trong tương lai) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro TD thực hiện độc lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm TD (cho vay, tài trợ thương mại).
- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ KH, quản lý rủi ro TD và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính cơng bằng trong đánh giá chất lượng cơng việc, là điều kiện để quá trình xử lý
26
các dấu hiệu rủi ro TD được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp TD (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, số lượng và nhóm KH cần thiết lập, mức độ tăng trưởng TD…), các giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp uyển chuyển, nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi các mục tiêu quản trị rủi ro TD đã đề ra, phù hợp với đặc thù của mỗi NH cũng như chính sách TD mà NH đó đề ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro TD và quản trị rủi ro TD tại các NHTM. Đồng thời chương 1 cũng nghiên cứu kinh nghiệm quản trị rủi ro TD của một số NHTM trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro TD cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Những nội dung trong chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng làm nền tảng cho các nội dung nghiên cứu trong chương 2.
27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG