Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn của VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 47 - 48)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 % 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Ngắn hạn 6.047 47% 8.754 55% 16.339 65% 20.279 69% 22.746 62% Trung hạn 3.610 28% 4.228 27% 5.592 22% 5.708 20% 10.211 28% Dài hạn 3.328 26% 2.832 18% 3.394 13% 3.197 11% 3.946 11% Tổng dư nợ 12.986 100% 15.813 100% 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100%

35

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng KH chủ yếu của VPBank là KHCN và DN vừa và nhỏ, từ năm 2008 đến năm 2012, tỷ trọng cho vay đối với KHCN luôn chiếm trên 50%, cho vay DN vừa và nhỏ chiếm gần 40%. Thu nhập từ nhóm KH này rất lớn, tuy nhiên các đối tượng KH này có trình độ quản lý khơng cao, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,… gây trở ngại khơng nhỏ cho NH. Vì khi cho vay đối với các đối tượng KH này, do quy mơ vốn nhỏ nên tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của môi trường kinh tế, xã hội bên ngoài, kéo theo rủi ro trong quá trình thẩm định cấp TD. Ngồi ra nhóm KH này thường có mục đích vay vốn khơng rõ ràng, thường thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, khó kiểm sốt vốn vay sau giải ngân.

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng huy động được NH cho vay được bao nhiêu đồng. Hiệu suất này càng cao, chứng tỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, khơng có tình trạng ứ đọng vốn. Hiệu suất sử dụng vốn của VPBank từ năm 2008 đến năm 2012 luôn đạt trên 40%, chứng tỏ cơng tác sử dụng vốn có hiệu quả, khơng có tình trạng ứ đọng vốn. Từ năm 2008 đến năm 2012, lấy mốc so sánh là năm 2008, doanh số cho vay và tổng nguồn vốn huy động luôn tăng, đặc biệt là năm 2012 có sự tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cao hơn tốc độ phát triển của doanh số cho vay nên hiệu suất sử dụng vốn thay đổi theo chiều hướng giảm dần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)