Nhân viên A/O phải tiến hành kiểm tra giám sát vay vốn sau khi giải ngân. Tất cả các lần kiểm tra phải có biên bản ghi rõ những nội dung kiểm tra, có chữ ký của KH vay vốn, kiến nghị và đề xuất ý kiến lên lãnh đạo chi nhánh. Để tránh gây phiền hà cho KH, nhân viên A/O và cán bộ thẩm định TSBĐ cần phối hợp với nhau theo đúng chức năng của mình để thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ.
Tùy từng trường hợp cụ thể, nội dung kiểm tra giám sát vốn vay sau khi giải ngân có thể gồm kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, phương án; kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của KH; kiểm tra tình hình tài chính của KH; kiểm tra tình hình TSBĐ và kiểm tra các vấn đề khác có liên quan.
Việc kiểm tra, giám sát thực tế việc sử dụng vốn vay có thể được thực hiện tại nơi cư trú, trụ sở, nơi sản xuất, kinh doanh, nơi sử dụng vốn vay của KH thông qua việc sử dụng tài khoản của KH và các nguồn thông tin khác.
Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của KH phải được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất tuân theo nguyên tắc là khoản vay có mức độ rủi ro càng cao thì tần suất kiểm tra càng lớn. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát khoản vay, các phát hiện về việc vi phạm hợp đồng TD và hợp đồng đảm bảo tiền vay của KH, các dấu hiệu suy giảm tình hình tài chính, suy giảm nguồn thu hoặc giảm giá trị TSBĐ và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ phải được báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền của NH và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp.