3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt
3.2.3.1 Tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau cho vay
Quy định chặt chẽ trách nhiệm của CBTD về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của KH và kiểm tra tình trạng của TSBĐ. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ :
Việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích khơng. Nêu rõ nguyên nhân gây ra sự sai lệch.
Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.
So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu.
Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của KH (KHDN) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (KHCN). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.
Tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất-kỹ thuật tại thời điểm kiểm tra.
Tình hình doanh thu, cơng nợ.
Ý kiến của KH về kế hoạch trả nợ trong trường hợp có các thay đổi ảnh hưởng đến việc trả nợ.
Sự hiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thế chấp.
75
Nhận xét của CBTD về việc sử dụng vốn vay và tình hình của KH vay.
Nếu có dấu hiệu bất thường nào của KH ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của khoản vay, CBTD phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.
Yêu cầu KH chuyển các giao dịch về tài khoản mở tại VPBank để có kiểm sốt tình hình hoạt động kinh doanh của KH và các giao dịch nghi ngờ của KH với các đối tượng bên ngồi thơng qua hoạt động của dịng tiền ra vào tài khoản KH.
Khi có sự thay đổi về nhân sự chủ quản chuyển giao hồ sơ từ CBTD này sang CBTD khác, cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động TSBĐ, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các CBTD.