Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 47 - 52)

2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng

Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn

Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn từ năm 2008 đến năm 2012 có nhiều thay đổi. Từ năm 2010, VPBank giảm dần tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm hơn 65% tổng dư nợ. Cho vay ngắn hạn tuy ít bị những rủi ro kéo theo trong suốt quá trình cấp TD so với cho vay trung, dài hạn, nhưng rủi ro NH thường gặp là không thu hồi được vốn vay khi khoản vay đến hạn do CBTD làm hồ sơ cho KH vay lại, hoặc có dấu hiệu đảo nợ khi khoản vay của KH sắp đến hạn.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn của VPBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 % 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Ngắn hạn 6.047 47% 8.754 55% 16.339 65% 20.279 69% 22.746 62% Trung hạn 3.610 28% 4.228 27% 5.592 22% 5.708 20% 10.211 28% Dài hạn 3.328 26% 2.832 18% 3.394 13% 3.197 11% 3.946 11% Tổng dư nợ 12.986 100% 15.813 100% 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100%

35

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng KH chủ yếu của VPBank là KHCN và DN vừa và nhỏ, từ năm 2008 đến năm 2012, tỷ trọng cho vay đối với KHCN luôn chiếm trên 50%, cho vay DN vừa và nhỏ chiếm gần 40%. Thu nhập từ nhóm KH này rất lớn, tuy nhiên các đối tượng KH này có trình độ quản lý không cao, chưa đầu tư đúng mức vào việc cải tiến cơ cấu bộ máy tổ chức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,… gây trở ngại khơng nhỏ cho NH. Vì khi cho vay đối với các đối tượng KH này, do quy mơ vốn nhỏ nên tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những biến động hàng ngày của môi trường kinh tế, xã hội bên ngoài, kéo theo rủi ro trong quá trình thẩm định cấp TD. Ngồi ra nhóm KH này thường có mục đích vay vốn khơng rõ ràng, thường thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, khó kiểm sốt vốn vay sau giải ngân.

Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng huy động được NH cho vay được bao nhiêu đồng. Hiệu suất này càng cao, chứng tỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, khơng có tình trạng ứ đọng vốn. Hiệu suất sử dụng vốn của VPBank từ năm 2008 đến năm 2012 luôn đạt trên 40%, chứng tỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, khơng có tình trạng ứ đọng vốn. Từ năm 2008 đến năm 2012, lấy mốc so sánh là năm 2008, doanh số cho vay và tổng nguồn vốn huy động ln tăng, đặc biệt là năm 2012 có sự tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động cao hơn tốc độ phát triển của doanh số cho vay nên hiệu suất sử dụng vốn thay đổi theo chiều hướng giảm dần.

Bảng 2.3: Hiệu suất sử dụng vốn của VPBank

Chỉ tiêu 2008 2009 % so với 2008 2010 % so với 2008 2011 % so với 2008 2012 % so với 2008 Doanh số cho vay 12.986 15.813 22% 25.324 95% 29.184 125% 36.903 184% Tổng nguồn vốn huy động 16.988 32.669 92% 48.719 187% 71.060 318% 91.372 438% Hiệu suất sử dụng vốn 76% 48% -37% 52% -32% 41% 39% 40% 42%

36

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất VPBank năm 2008->2012)

2.2.2 Tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và phân loại nợ

Để đánh giá chất lượng TD của NH, người ta thường dùng chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ.

Hệ số nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc

và/hoặc lãi đã quá hạn (Nợ nhóm 2,3,4,5). Tỷ lệ nợ quá hạn < 5%.

Hệ số nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu là những khoản TD khơng hồn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3,4,5). Tỷ lệ nợ xấu < 3%.

Tỷ lệ nợ xấu = (Dư nợ xấu/ Tổng dư nợ) x 100%

Phân loại nợ: Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, việc phân loại nợ thực hiện gồm 5 nhóm sau:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Từ năm 2008 đến năm 2012, mặc dù kinh tế có nhiều khó khăn cùng với các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, VPBank vẫn đạt được mục tiêu về tốc độ tăng trưởng TD, dư nợ TD luôn tăng qua các năm. Song song với việc thúc đẩy tăng trưởng dư nợ TD, việc chú trọng đến chất lượng TD, kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay, kiểm soát tốt nợ quá hạn và nợ quá hạn là nhiệm vụ trọng tâm vì đây là một trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.

37

Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn tại VPBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 % so với 2008 2010 % so với 2008 2011 % so với 2008 2012 % so với 2008 Tổng tài sản 18.648 27.543 48% 59.807 221% 82.818 344% 102.576 450% Dư nợ cho vay 12.986 15.813 22% 25.324 95% 29.184 125% 36.903 184% Nợ quá hạn 939 461 -51% 596 -37% 2.878 206% 3.934 319%

Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư

nợ 7% 3% -60% 2% -67% 10% 36% 11% 47%

Cho vay/ Tổng tài sản 70% 57% -18% 42% -39% 35% -49% 36% -48%

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất VPBank năm 2008->2012)

Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ tăng cao nhất trong năm 2011 và năm 2012 (năm 2011: 10% và năm 2012: 11%). Lấy mốc so sánh là năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ năm 2009 chỉ khoảng 3%, giảm 60%; năm 2010 tỷ lệ này là 2%, giảm 67% so với năm 2008. Cùng với tốc độ tăng của tổng dư nợ, nợ quá hạn năm 2011 và 2012 tăng mạnh so với năm 2008, chủ yếu là do nợ nhóm 2 tăng cao. VPBank cần tăng cường biện pháp quản trị tốt hơn đối với nợ nhóm 2 để tránh nguy cơ chuyển sang nhóm nợ xấu. Đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm soát nợ quá hạn sao cho tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ về mức an toàn 5% theo quy định của NHNN.

Tỷ lệ cho vay/tổng tải sản giảm dần qua các năm. Năm 2008, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản là 70%. Lấy mốc so sánh là năm 2008, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản năm 2009 là 57%, giảm 18%; năm 2010, tỷ lệ này là 42%, giảm 39%. Đến năm 2011, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản chỉ còn 35% và duy trì ở mức 36% vào năm 2012. Tỷ lệ này nhìn chung khá an tồn cho NH, đảm bảo tính thanh khoản trên tồn hệ thống.

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu tại VPBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng Nhóm nợ 2008 % 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Nợ đủ tiêu chuẩn 12.047 93% 15.352 97% 24.728 98% 26.305 90% 32.970 89% Nợ cần chú ý 497 4% 204 1% 292 1% 2.346 8% 2.930 8% Nợ dưới tiêu chuẩn 248 2% 38 0% 102 0% 275 1% 258 1% Nợ nghi ngờ 140 1% 68 0% 60 0% 68 0% 554 2% Nợ có khả năng mất vốn 55 0% 152 1% 142 1% 190 1% 192 1%

38 Nhóm nợ 2008 % 2009 % 2010 % 2011 % 2012 % Tổng dư nợ 12.986 100% 15.813 100% 25.324 100% 29.184 100% 36.903 100% Nợ xấu 442 258 304 532 1.003 TL nợ xấu/ Tổng dư nợ 3% 2% 1% 2% 2,72%

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất VPBank năm 2008->2012)

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại VPBank tăng cao nhất năm 2008 là 3%. Qua các năm sau, VPBank đã kiểm soát tốt hơn chất lượng TD nên tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đã giảm xuống, dao động từ 1% đến 2%. Đến cuối năm 2012, nợ xấu lại tăng cao, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,72%.

2.2.3 Tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro

VPBank thực hiện việc trích lập dự phịng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN. Việc phân loại nợ thực hiện ít nhất 1 quý/lần, riêng đối với các khoản nợ xấu, NH thực hiện phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của KH trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng TD. Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo Quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc thực hiện các biện pháp hữu hiệu để có thể thu nợ KH.

Bảng 2.6: Dự phòng rủi ro các khoản cho vay tại VPBank

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Dự phòng chung 48.750 77.578 175.469 212.704 256.536

Dự phòng cụ thể 33.035 52.872 53.732 101.469 123.646

Cộng 81.785 130.450 229.201 314.173 380.182

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất VPBank năm 2008->2012)

Bảng 2.7: Biến động dự phòng chung cho các khoản cho vay khách hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Số dư đầu năm 27.681 48.750 77.578 175.469 212.704

Dự phịng trích lập trong năm 21.069 28.828 98.266 43.267 51.326

Hồn nhập dự phịng trong năm - (505) (6.032) (5.670)

Khác - 130 - (1.824)

Số dư cuối năm 48.750 77.578 175.469 212.704 256.536

39

Bảng 2.8: Biến động dự phòng cụ thể cho các khoản cho vay khách hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Số dư đầu năm 8.528 33.035 52.872 53.732 101.469

Dự phịng trích lập trong năm 46.366 46.352 21.037 125.801 293.089 Hồn nhập dự phịng trong năm (21.859) (18.589) (20.177) (24.171) (26.237)

Sử dụng dự phòng - (7.926) - (53.893) (244.675)

Số dư cuối năm 33.035 52.872 53.732 101.469 123.646

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán hợp nhất VPBank năm 2008->2012)

2.3 Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)