Thực trạng hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 43 - 47)

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh

31

thắt chặt tiền tệ của NHNN, cùng với các biện pháp mạnh hạn chế các hoạt động đầu tư, kiểm soát trần lãi suất huy động và cho vay,... nhưng về cơ bản NH đã hoàn thành các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính mà HĐQT và Đại hội cổ đơng đã giao.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động chính của VPBank

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Tổng tài sản 18.648 27.543 59.807 82.818 102.576

2 Nguồn vốn huy động 15.609 24.444 48.719 71.059 91.372

3 Dư nợ cho vay 12.986 15.813 25.324 29.184 36.903

4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,41% 1,63% 1,20% 1,82% 2,72%

5 Lợi nhuận trước thuế 199 383 663 1.064 853

6 Vốn điều lệ 2.117 2.117 4.000 5.050 5.770

7 Vốn chủ sở hữu 2.353 2.548 5.204 5.996 6.637

8 Tỷ suất lợi nhuận rịng trên tài sản bình

quân (ROA) 0,80% 1,30% 1,15% 1,09% 0,69%

9 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở

hữu bình quân (ROE) 6,70% 13,90% 22,65% 16,36% 10,19%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2008->2012)

Hoạt động huy động vốn

Năm 2008, thành công lớn nhất đối với hoạt động huy động vốn chính là việc duy trì và ổn định nguồn vốn huy động tại thị trường 1, đưa tỷ trọng vốn huy động tại thị trường 1 lên đến 91%. Điều này giúp VPBank tự chủ được nguồn vốn và đảm bảo thanh khoản.

Năm 2009, lãi suất huy động vốn đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên do lãi suất thấp và thị trường xuất hiện thêm nhiều kênh đầu tư hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản, vàng nên nguồn vốn huy động từ khối KHCN không cao. Thêm vào đó, cuộc chạy đua giữa các NH đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút KH khiến thị trường cạnh tranh ngày càng sôi động hơn. Tuy đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức như vậy, nhưng nguồn vốn huy động từ KH luôn giữ được ổn định và tăng đều.

Năm 2010, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn, lãi suất về huy động vốn đột ngột đảo chiều và tăng mạnh vào cuối năm. Lãi suất của VPBank luôn tuân thủ theo quy định của NHNN và điều chỉnh linh hoạt theo thị trường. Ngoài ra sản

32

phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng như phát hành thêm kỳ phiếu, tài khoản thông minh… nên đã làm cho nguồn vốn huy động từ KH vẫn giữ được ổn định và tăng trưởng tốt.

Hoạt động huy động vốn năm 2011 gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh về huy động

vốn ngày càng gay gắt, đặc biệt là thời điểm cuối năm, nên huy động đã sụt giảm một thời gian và chững lại ở thời điểm cuối năm. VPBank đã chú trọng trong việc cạnh tranh ở chất lượng và sản phẩm dịch vụ. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank đến cuối năm 2011 là 71.059 tỷ đồng, tăng 22.340 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tương ứng tăng 46%.

Bước sang năm 2012, tình hình huy động vốn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh về mức định hướng của NHNN, giảm từ 3- 6%/năm so với năm 2011. Ngoài các kế hoạch chiến lược chung toàn ngành NH, VPBank tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và giá trị gia tăng cũng như các tiện ích vượt trội, mang đến cho KH sự hài lòng và tin tưởng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng. Nhờ đó, tốc độ huy động vốn năm 2012 của VPBank tiếp tục tăng so với năm 2011, đạt 91.372 tỷ đồng, tăng khoảng 29%,

Hoạt động tín dụng

Năm 2008 là một năm cực kỳ khó khăn đối với hoạt động TD. Đồng thời với khó khăn về nguồn vốn giải ngân, đó là sự thay đổi nhanh chóng về lãi suất cho vay, nhiều lúc không thể giải ngân được, do trần lãi suất cho vay q thấp. Chính vì vậy dư nợ đến cuối năm 2008 chỉ đạt gần 13.000 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2007 và bằng 65% kế hoạch đề ra.

Những tháng đầu năm 2009, chính sách kích cầu ngăn chặn suy giảm kinh tế đã tạo điều kiện để TD tăng trưởng mạnh trở lại. Tuy nhiên đến cuối năm 2009, các NH lại bắt đầu thắt chặt TD, thậm chí là ngừng giải ngân. Trong thời gian này, VPBank cũng đã có chủ trương đảm bảo tăng trưởng TD phù hợp với nguồn vốn huy động và giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn nên đã rất kịp thời trong việc đảm bảo an toàn TD và thanh khoản cho hệ thống. Dư nợ đến cuối năm 2009 đạt 15.813 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2008.

33

Năm 2010 nền kinh tế Việt Nam vừa bước qua giai đoạn khó khăn nhất, đang trên đà phục hồi, nhưng chưa ổn định. Những khó khăn thách thức từ nội tại cơ cấu nền kinh tế chưa thể giải quyết trong một sớm một chiều. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới cịn nhiều biến động phức tạp đã đặt các chính sách vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam vào tình hình hết sức khó khăn. Chính vì lý do đó, có thể thấy rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh NH năm 2010 chính là từ sự thay đổi chính sách, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Tính đến 31/12/2010, dư nợ TD đạt 25.324 tỷ đồng, tăng 9.511 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2009, tương ứng tăng 60,18%.

Năm 2011 hoạt động TD và đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi định hướng và xác định lại KH mục tiêu khi Nghị quyết 11/NQ-CP và Chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN được ban hành. Với đặc thù một NH bán lẻ, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của DN vừa và nhỏ và KHCN, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với cá nhân trong đó cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô và cho vay tiêu dùng khác chiếm tỷ trọng rất lớn. Phần lớn các khoản cho vay phi sản xuất nói trên là cho vay trung dài hạn, vì vậy việc giảm nhanh tỷ trọng cho vay phi sản xuất về mức yêu cầu của NHNN là việc rất khó khăn. Trước bối cảnh đó, VPBank đã điều chỉnh lại một số chỉ tiêu kinh doanh phù hợp. Trong đó, chỉ tiêu tăng trưởng TD khơng quá 20% để đảm bảo thực hiện theo yêu cầu của NHNN. Thực tế đến thời điểm 31/12/2011, tổng dư nợ cho vay đạt 29.184 tỷ đồng tăng 3.860 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tương ứng tăng 15%, phù hợp với lộ trình tăng trưởng TD và đưa tỷ trọng cho vay phi sản xuất về dưới mức 16%, đáp ứng đúng yêu cầu của NHNN. Lãi suất cho vay cao là bài tốn khó với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và việc hạ lãi suất cho vay cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả lợi nhuận của NH. Tuy nhiên, thực hiện chính sách của Chính phủ và NHNN, VPBank đưa ra các gói cho vay hỗ trợ DN với mức lãi suất 17-19% và đã tạo được những hiệu ứng tích cực đối với các DN sản xuất và xuất khẩu nông, lâm thủy hải sản.

Song song với việc đảm bảo mức độ tăng trưởng phù hợp, VPBank cũng rất chú trọng đến chất lượng TD và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cho vay, phân loại TD, trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro TD theo đúng quy định

34

của pháp luật. Đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của toàn hệ thống VPBank là 1,82%, đạt kế hoạch tỷ lệ nợ xấu <2% cả năm và thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của các NH.

Năm 2012, được NHNN chấp thuận việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 lên 30%, tương ứng với việc tăng dư nợ TD lên 51.000 tỷ đồng, VPBank tiếp tục duy trì định hướng hoạt động TD theo chỉ đạo của NHNN là ưu tiên tài trợ đối với các KH có hoạt động xuất khẩu, các KH vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, vay vốn lưu động đốivới DN vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, và các đối tượng cho vay không bị hạn chế. Đồng thời tiếp tục triển khai các gói TD ưu đãi gồm: gói tín dụng xuất khẩu, gói tín dụng lãi suất ưu đãi theo Thông tư 14 và Thơng tư 20, gói tín dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ… nhằm hỗ trợ các DN, KH về nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 43 - 47)