Bộ máy phê duyệt tín dụng tại VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 137 - 142)

Bộ máy phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank bao gồm 5 cấp:

- Hội đồng tín dụng cấp cao

- Hội đồng tín dụng khu vực

- Chuyên gia phê duyệt

- Trung tâm xử lý tín dụng tập trung

- Ban tín dụng chi nhánh

Hội đồng tín dụng cấp cao

Là cơ quan do HĐQT VPBank quyết định thành lập và bổ nhiệm các thành viên, đặt duy nhất tại Hội sở chính của VPBank.

Hội đồng TD cấp cao gồm ít nhất 3 thành viên chính thức, có thể có thêm một hoặc một số thành viên dự khuyết (Khi thành viên dự khuyết được triệu tập họp thì có quyền phát biểu ý kiến và được quyền biểu quyết để thông qua các quyết định phê duyệt TD như các thành viên chính thức). Phịng tái thẩm định thực hiện chức năng Thư ký cho Hội đồng TD cấp cao.

Cơ cấu tổ chức Hội đồng TD cấp cao bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng TD cấp cao: là Chủ tịch HĐQT VPBank;

- Các thành viên khác của Hội đồng TD cấp cao: gồm các thành viên HĐQT, TGĐ, Giám đốc Khối TD, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro, Giám đốc CB, Giám đốc CMB, Giám đốc khối S&D và một số CGPD TD cấp B1 trở lên.

Hội đồng TD cấp cao có thẩm quyền phê duyệt TD đối với tất cả các KH thuộc phân khúc bán buôn và/hoặc các KH thuộc phân khúc bán lẻ có giá trị từ trên mức phán quyết của Hội đồng TD khu vực và không vượt quá giới hạn tối đa sau:

- Đối với khoản cho vay: Tối đa 300 tỷ đồng.

- Đối với tổng cộng các hình thức cấp TD: Tối đa 450 tỷ đồng

Trường hợp khoản TD vượt quá giới hạn trên, thì Nghị quyết của Hội đồng TD cấp cao cần phải gửi cho HĐQT thông qua. Các thành viên HĐQT đã tham gia phê duyệt trong phiên họp Hội đồng TD cấp cao coi như đương nhiên đồng ý, vì thế chỉ

125

cần gửi Nghị quyết cho các thành viên HĐQT khác phê duyệt. Nghị quyết sẽ được HĐQT thơng qua khi có đủ tỷ lệ biểu quyết theo quy định tại Điều lệ của VPBank.

Hội đồng tín dụng khu vực

Hội đồng TD khu vực là cơ chế phê duyệt TD do HĐQT quyết định thành lập và bổ nhiệm thành viên, đặt tại một số khu vực nhất định.

Hiện tại có 2 Hội đồng TD khu vực đặt tại phía Bắc và phía Nam. Hội đồng TD khu vực phía Bắc thực hiện nhiệm vụ phê duyệt TD phát sinh tại các Chi nhánh, PGD và các đơn vị kinh doanh khác từ tỉnh Quảng Ngãi trở ra. Hội đồng TD khu vực phía Nam thực hiện nhiệm vụ phê duyệt TD phát sinh tại các Chi nhánh, PGD và các đơn vị kinh doanh khác từ Bình Định trở vào. Tùy tình hình thực tế, HĐQT có thể quyết định thành lập thêm các Hội đồng TD tại các khu vực khác và sẽ phân bổ lại địa bàn phụ trách cho phù hợp.

Mỗi Hội đồng TD khu vực gồm ít nhất 3 thành viên chính thức, có thể có thêm một hoặc một số thành viên dự khuyết (Khi thành viên dự khuyết được triệu tập họp thì có quyền phát biểu ý kiến và được quyền biểu quyết để thông qua các quyết định phê duyệt TD như các thành viên chính thức). Phịng tái thẩm định thực hiện chức năng Thư ký cho Hội đồng TD khu vực.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng TD khu vực phía Bắc gồm: Chủ tịch, một hoặc một số Phó chủ tịch và các ủy viên, trong đó:

- Chủ tịch Hội đồng TD khu vực phía Bắc: Là Phó chủ tịch HĐQT hoặc một thành viên khác của HĐQT VPBank;

- Phó chủ tịch Hội đồng TD khu vực phía Bắc: Là Tổng Giám đốc và/hoặc Giám đốc Khối TD;

- Các thành viên khác của Hội đồng TD khu vực: Giám đốc Khối S&D, Trưởng phòng Giám sát TD- Khối Quản trị rủi ro, Trưởng phòng Phòng Quản lý thu nợ và cấu trúc nợ, và/hoặc một số CGPD khác (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng TD khu vực phía Nam gồm: Chủ tịch, một hoặc một số Phó chủ tịch và các ủy viên, trong đó:

126

thành viên khác của HĐQT;

- Phó chủ tịch Hội đồng TD khu vực phía Nam: Là Phó Tổng Giám đốc phụ trách phía Nam và/hoặc chuyên gia phê duyệt khác;

- Các thành viên khác của Hội đồng TD khu vực phía Nam: Các Chuyên gia phê duyệt (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).

Hội đồng TD khu vực có thẩm quyền phán quyết TD đối với các khoản TD thuộc phân khúc KH bán lẻ tại các Chi nhánh, PGD, Đơn vị kinh doanh khác của VPBank thuộc khu vực phụ trách có giá trị từ trên mức phán quyết của CGPD cấp A đến giới hạn tối đa như sau:

- Đối với khoản cho vay: Tối đa 50 tỷ đồng

- Đối với tổng cộng các hình thức cấp TD: Tối đa 75 tỷ đồng

- Đối với các khoản TD thuộc phân khúc KH bán lẻ vượt mức phán quyết của Hội đồng TD khu vực, thì Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng TD khu vực xem xét, có ý kiến và chuyển lên Hội đồng TD cấp cao phê duyệt.

Chuyên gia phê duyệt

CGPD là các cán bộ có kinh nghiệm về TD, do HĐQT/Tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm và thực hiện chức năng phê duyệt TD với tư cách cá nhân.

CDPD cấp A: gồm Chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch HĐQT, TGĐ; CDPD khác có kinh nghiệm TD trên 10 năm và được HĐQT bổ nhiệm làm CDPD cấp A. Hạn mức phê duyệt tối đa không vượt quá 30 tỷ đồng đối với khoản vay, và không vượt quá 45 tỷ đồng (đối với tổng các hình thức cấp TD).

CDPD cấp B1: là các CDPD có kinh nghiệm TD tối thiểu 7 năm, và được HĐQT bổ nhiệm là CGPD cấp B1. Hạn mức phê duyệt tối đa không vượt quá 20 tỷ đồng đối với khoản vay, và không vượt quá 30 tỷ đồng (đối với tổng các hình thức cấp TD).

CDPD cấp B2: là các CDPD có kinh nghiệm TD tối thiểu 5 năm, và được TGĐ bổ nhiệm là CDPD cấp B2. Hạn mức phê duyệt tối đa không vượt quá 12 tỷ đồng đối với khoản vay, và không vượt quá 18 tỷ đồng (đối với tổng các hình thức cấp TD).

127

bổ nhiệm là CDPD cấp C1. Hạn mức phê duyệt tối đa không vượt quá 8 tỷ đồng đối với khoản vay, và không vượt quá 10 tỷ đồng (đối với tổng các hình thức cấp TD).

CDPD cấp C2: là các CDPD có kinh nghiệm TD tối thiểu 3 năm, và được Tổng Giám đốc bổ nhiệm là CDPD cấp C2 (thực hiện phê duyệt TD tại các CPC). Hạn mức phê duyệt tối đa không vượt quá 5 tỷ đồng đối với tổng các hình thức cấp TD.

CDPD cấp D: Trưởng các đơn vị (GĐPGD/GĐCN/Giám đốc Vùng/Giám đốc Khối S&D/Giám đốc Khối TD) trên toàn hệ thống VPBank. CDPD cấp D được phê duyệt các khoản cấp TD cầm cố tối thiểu 100% bằng sổ tiết kiệm, số dư tài khoản, giấy tờ có giá do VPBank phát hành và khơng vượt quá hạn mức như sau:

- GĐPGD: Không quá 5 tỷ đồng

- Giám đốc Chi nhánh: Không quá 10 tỷ đồng - Giám đốc Vùng: Không quá 30 tỷ đồng

- Giám đốc Khối S&D hoặc Giám đốc Khối TD: Không quá 50 tỷ đồng - Trường hợp vượt hạn mức nói trên thì phải trình TGĐ phê duyệt.

- Khi thay đổi TSBĐ là sổ tiết kiệm, số dư tài khoản, giấy tờ có giá do VPBank phát hành bằng tài sản khác có mức độ rủi ro cao hơn thì phải trình cấp có thẩm quyền tương ứng với giá trị dư nợ cấp TD của KH đó (trừ dư nợ cầm cố sổ tiết kiệm/Giấy tờ có giá do VPBank phát hành).

Trường hợp tổng nghĩa vụ của KH đã vượt hạn mức của các CGPD, nhưng phát sinh thêm các khoản TD mới và giá trị mỗi khoản TD không quá 10% hạn mức tối đa của CDPD đó thì CDPD đó vẫn có quyền duyệt tiếp, nhưng phải bảo đảm khoảng cách thời gian phê duyệt giữa các khoản TD vượt mức phán quyết này là không dưới 10 ngày, và tổng các khoản phê duyệt vượt hạn mức không vượt quá 30% giá trị hạn mức phê duyệt đã định.

Trung tâm xử lý tín dụng tập trung CPC

Trung tâm xử lý TD tập trung khu vực (CPC khu vực) do HĐQT VPBank quyết định thành lập. Hiện nay, VPBank có 2 CPC khu vực là CPC miền Bắc đặt tại Hà Nội và CPC miền Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

128

Thẩm quyền phê duyệt của CPC khu vực không vượt quá 5 tỷ đồng (đối với tổng các hình thức cấp TD). Mỗi khoản TD được xét duyệt tại CPC có thể do một hay nhiều CGPD tham gia quyết định, tùy theo giá trị khoản cấp TD và thẩm quyền của các CGPD. Trường hợp có từ hai CGPD trở lên cùng xét duyệt một khoản TD thì hạn mức phê duyệt được tính bằng tổng hạn mức phán quyết cá nhân của các CGPD đó.

Trường hợp phát sinh thêm các khoản TD nhỏ giá trị không quá 200 triệu đồng dẫn đến vượt hạn mức phán quyết, CPC khu vực vẫn được phép phê duyệt nhưng phải bảo đảm khoảng cách thời gian phê duyệt giữa các khoản cấp TD vượt mức phán quyết này là không dưới 10 ngày, và tổng các khoản phê duyệt vượt hạn mức phán quyết không quá 500 triệu đồng.

Ban tín dụng chi nhánh

Các chi nhánh chưa thực hiện phê duyệt TD qua CPC sẽ có một Ban TD do TGĐ ra quyết định thành lập để thực hiện chức năng phê duyệt TD.

Hạn mức phê duyệt TD của các Ban TD do TGĐ quyết định trên cơ sở tình hình thực tế, chất lượng TD tại Chi nhánh và năng lực cán bộ, nhưng không vượt quá giới hạn sau:

- Đối với khoản cho vay: Tối đa 3 tỷ đồng

- Đối với tổng cộng các hình thức cấp TD: Tối đa 4 tỷ đồng.

- Trường hợp phát sinh thêm các khoản TD nhỏ giá trị không quá 200 triệu đồng dẫn đến vượt hạn mức phán quyết, Ban TD vẫn được phép phê duyệt nhưng phải bảo đảm khoảng cách thời gian phê duyệt giữa các khoản cấp TD vượt mức phán quyết này là không dưới 10 ngày, và tổng các khoản phê duyệt vượt hạn mức phán quyết không quá 500 triệu đồng.

129

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 137 - 142)