Mẫu ma trận QSPM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (cofico) đến năm 2020 (Trang 31)

Các yếu tố quan trọng

Chiến lược có thể chọn lựa Phân

loại

Chiến lược 1 Chiến lược 2 AS TAS AS TAS

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

Các yếu tố bên trong …

Các yếu tố bên ngoài … … … … … = (2) x (3) … … … = (2) x (5) … Tổng cộng Δ= Δ=

AS: số điểm hấp dẫn TAS: tổng số điểm hấp dẫn

(Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2006), Chiến lược & chính sách kinh doanh,

1.4.5.2 Lựa chọn chiến lược

Doanh nghiệp sau khi thực hiện phân tích mơi trường bên trong và môi trường bên ngoài, các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp mình, từ đó làm cơ sở để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình. Các chiến lược sẽ được sắp xếp và lựa chọn theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp để từ đó doanh nghiệp quyết định lựa chọn chiến lược phù hợp, tốt nhất cho doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 trình bày cơ sở lý luận về chiến lược, vai trị chiến lược và quy

trình xây dựng chiến lược cho tổ chức. Đây là cơ sở lý luận chung nhất về việc xây dựng chiến lược để các nhà quản trị chiến lược có thể xây dựng, lựa chọn chiến lược

phù hợp cho doanh nghiệp sao cho hoàn thành mục tiêu, sứ mạng của tổ chức với hiệu quả cao nhất.

Tác giả tóm tắt một số điểm chính của chương 1 như sau:

 Các khái niệm về chiến lược của một số học giả Phương Tây được dùng phổ

biến nhất trên thế giới.

 Chiến lược đóng vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp. Chiến lược có vai trị họach định, dự báo và điều khiển.

 Phân loại chiến lược theo cấp quản lý và phân loại chiến lược theo chức năng.

 Quy trình xây dựng chiến lược là một quá trình bao gồm việc phân tích các yếu tố mơi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp dựa trên cơ sở sứ mạng, mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

 Các công cụ xây dựng chiến lược thông qua phân tích các ma trận yếu tố bên ngoài, bên trong, ma trận cạnh tranh, ma trận SWOT và ma trận QSPM.

Nội dung lý thuyết chương 1 làm cơ sở để phân tích mơi trường kinh doanh của công ty COFICO trong chương 2 và nền tảng cho việc xây dựng, lựa chọn chiến lược

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (COFICO)

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY COFICO

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty COFICO

 Tên hiện tại: Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 – Từ năm 2006 đến nay

 Tên công ty viết tắt: COFICO

 Tên Nhà nước trước đây: Công ty Xây dựng số 1 – Từ năm 1992 đến năm 2006.

 Tiền thân là Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp – Từ năm 1975 đến năm 1992

 Địa chỉ trụ sở chính: 108 Cao Thắng, quận 03, Tp.Hồ Chí Minh.

Ngành nghề kinh doanh

- Tổng thầu xây dựng các công trình dân dụng & cơng nghiệp.

- Thiết kế cơng trình dân dụng & cơng nghiệp. Thiết kế nội ngoại thất các cơng trình. - Lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất các cơng trình dân dụng & cơng nghiệp.

- Xây dựng cầu đường, sân bay, bến cảng.

- Tư vấn, quản lý dự án các cơng trình dân dụng & cơng nghiệp.

Các thành tích mà COFICO đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh

 Công ty đã vinh dự đón nhận được lần lượt Huân chương lao động hạng II,II, I

(1995, 2000, 2006), Huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam và

Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006 do công ty AC Nielsen và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam trao tặng, Doanh nghiệp trong bảng xếp hạng

trong VNR 500 (500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam) và là Đại diện doanh nghiệp Việt Nam tham gia Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

 Cơng ty đã có hơn 20 năm kinh nghiệm thi công xây lắp và thực hiện nhiều cơng trình đạt chất lượng tạo uy tín đối với các chủ đầu tư.

 Công ty đã thi công và hồn thành nhiều cơng trình lớn tại Thành Phố Hồ Chính

2.1.2 Cơ cấu tổ chức COFICO

Cơ cấu tổ chức của COFICO như sau:

 Hội đồng quản trị: bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên là những

đại diện cho các cổ đông lớn chiếm tỷ lệ khoản 90% sở hữu cổ đông.

 Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc: là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cổ đông mọi hoạt động của cơng ty.

 Các Phó Tổng Giám Đốc: là những người hỗ trợ cho Tổng Giám Đốc về những công việc mà Tổng Giám Đốc phân công và ủy quyền theo chuyên môn của từng người và chịu trách nhiệm với công ty. Cơng ty có 5 Phó Tổng Giám Đốc phụ

trách các công việc như sau:

 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách thi cơng tại cơng trường: có 2 Phó Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm quản lý điều hành mọi công việc liên quan đến thi công, tư vấn xây dựng.

 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách kỹ thuật: chịu trách nhiệm công việc liên quan đến kỹ thuật dự án.

 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách phát triển dự án: tìm kiếm dự án mới, xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng cũ và mới.

 Phó Tổng Giám Đốc phụ trách điều hành chung: chịu trách nhiệm công việc chung công ty và báo cáo lại Tổng Giám Đốc.

 Các phịng ban: cơng ty có 17 phịng ban và bộ phận chuyên trách từng lãnh vực

cơng ty như: phịng kỹ thuật, phịng kế tốn, tài chính, phịng thu mua, phịng quản

lý thầu phụ, phòng nhân sự ..v.v.

 Ban Điều hành: cơng ty có 4 ban điều hành quản lý và điều hành trực tiếp các cơng

trình. Mỗi cơng trình có ban quản lý dự án, đứng đầu là Trưởng ban quản lý dự án.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình hoạt động của cơng ty thời gian qua được thể hiện thông qua chỉ tiêu trên bảng kết quả kinh doanh và bảng tài sản tóm tắt giai đoạn 2009 – 2011.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh và tài sản của COFICO qua các năm

(Đơn vị: triệu đồng)

Thứ tự Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Tổng tài sản 758,921 1,156,238 981,886

2 Tổng nợ phải trả 560,522 932,108 761,938

3 Tài sản ngắn hạn 654,335 1,010,808 876,047

4 Nợ ngắn hạn 488,498 923,910 740,598

5 Tổng doanh thu 774,623 1,340,573 1,493,541

6 Lợi nhuận trước thuế 41,686 53,435 15,596

7 Lợi nhuận sau thuế 35,463 46,494 13,184

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011 của COFICO)

Nhật xét: Cơng ty có sự tăng trưởng về doanh số qua các năm và lợi nhuận tăng đều

giai đoạn từ 2009-2010. Tuy nhiên năm 2011, ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế

toàn cầu và thị trường xây dựng khó khăn ảnh hưởng tỷ lệ lợi nhuận năm 2011 giảm nhưng cơng ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng.

2.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI 2.2.1 Mơi trường vĩ mơ 2.2.1 Mơi trường vĩ mơ

Mơi trường vĩ mơ có ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Mơi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị pháp luật, văn hố xã hội và dân số.

2.2.1.1 Yếu tố kinh tế

chung và COFICO nói riêng. Yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát vả chỉ số giá tiêu dung, lãi suất.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP qua các năm

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2005-2012 và dự báo 2013-2015

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Dự báo 2013 2014 2015 %GDP 8.4 8.2 8.4 6.5 5.3 6.8 5.9 5 5.5 6 7

(Nguồn (dữ liệu từ 2005-2012): Cục thống kê TP.HCM, niên giám thống kê năm 2005-2012)

(Nguồn (dữ liệu dự báo từ 2013-2015): Fitch, Dự báo GDP Việt Nam từ 2013-2015, ngày 21/3/2013).

Theo bảng 2.2, cho thấy trong giai đoạn từ 2005-2011, Việt Nam có tốc độ tăng

trưởng GDP cao, bình quân 7 %/năm, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 thấp hơn đạt

5%. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 sẽ đạt là 5.5% cao hơn so với mức tăng của năm 2012, GDP tiếp tục tăng trưởng ổ định trong các năm 2014, 2015 tương ứng là 6% và 7%. Dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi năm 2013 và tăng trưởng ổn định trong các năm tới, vì vậy sẽ tác động trực tiếp đến tình hình tăng trưởng của COFICO trong thời gian tới.

Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Bảng 2.3: Tỷ lệ lạm phát và CPI năm 2009-2012 và dự báo 2013-2015

Năm 2009 2010 2011 2012

2013-2015 Dự báo

% L.Phát CPI L.Phát CPI L.Phát CPI L.Phát CPI L.Phát CPI

6.88 6.53 11.75 11.44 18.6 18.12 6.81 9.21 5.25-6.5 6-7

(Nguồn (dữ liệu từ 2009-2012): Cục thống kê TP.HCM, niên giám thống kê năm 2010 và thông tin số liệu năm 2011,2012)

(Nguồn (dự báo từ 2013-2015): Nguyễn Quốc Huy-Báo mới.com, trích theo Quỹ tiền tệ thế giới

Lạm phát và CPI tại Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010 và 2011 và giảm trong năm 2012 do Chính Phủ thắt chặt chính sách tiền tệ. Cụ thể năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI là 18.12, lạm phát là 18.6, trong khi chỉ số giá tiêu dùng CPI và lạm phát trong năm 2012 tương ứng là 9.21 và 6.81 giảm nhiều so với năm 2011. Dự

báo trong giai đoạn 2013 – 2015, Chính Phủ có chính sách kiểm soát chặt chẽ lạm phát

và chỉ số giá tiêu dùng với mức lạm phát dự báo 5.25-6.5% và chỉ số CPI từ 6-7%. Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng tăng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh của COFICO như việc chống đỡ khó khăn với giá cả tăng ở các yếu tố đầu vào và việc giảm giá với sản phẩm đầu ra khi thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt hơn. Thực tế, sự biến động giá thị trường vào các năm 2010, 2011 đã diễn ra sự tăng đột

biến từ 10-30% về giá nguyên vật liệu đầu vào trong ngành xây dựng đã ảnh hưởng

tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong khi giá trúng thầu không

thay đổi. Đến nay hậu quả của nó mang lại vẫn cịn rất lớn, khiến một số dự án bị lỗ.

Lãi suất

Lãi suất cho vay bình quân năm 2011 ở mức trên dưới 20% /năm, có giai đoạn lên tới 23% đến 25%/năm, lãi suất cho vay năm 2010 nằm từ 14% đến 18%/năm. Lãi suất cho vay tăng cao do Chính Phủ ổn định kinh tế vĩ mơ kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho các Nhà đầu tư bất động sản rất khó khăn trong

việc tiếp cận nguồn vốn kể cả những dự án đang triển khai. Đối với COFICO, việc lãi suất tăng cao và việc ngân hàng thắt chặt tín dụng ảnh hưởng xấu đến tiếp cận nguồn vốn vay, chi phí lãi vay tăng cao. Ngồi ra, việc chậm thanh tốn và kéo giãn thời gian thi cơng của chủ đầu tư làm cho COFICO chịu thiệt hại nhiều. Lãi suất trong năm 2012 giảm dần xuống 12% và quý 1 năm 2013 là 9-11%/năm, dự báo lãi suất tiếp tục giảm

trong các năm tới khi Chính Phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành bất động sản.

COFICO có thuận lợi khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp trong thời gian tới khi mà nguồn vốn chủ sở hữu còn thấp.

2.2.1.2 Yếu tố chính trị và luật pháp

Yếu tố chính trị

Chính sách đổi mới mở cửa cùng với mơi trường chính trị ổn định của Việt Nam

tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, giải quyết được lao động,

đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, có tác động mạnh đến tăng nhu cầu tiêu dùng xã

hội. Điều đó cũng đã tác động lớn đến việc tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong

việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn.

Yếu tố luật pháp

Hệ thống pháp luật ngày càng hồn chỉnh tạo mơi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định cho các thành phần kinh tế.

Chính phủ sẽ tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển đơ thị thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Theo đó vốn ngân sách ưu tiên đầu tư cho ngành xây dựng ngày càng tăng theo từng năm và thu hút nguồn vốn đầu tư trong lẫn ngoài nước.

Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.

Thị trường xây dựng là thị trường đặc thù tạo ra những sản phẩm có giá trị lớn

ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng ngành.

2.2.1.3 Yếu tố văn hoá xã hội, dân số

Yếu tố văn hoá xã hội

Hiện nay yếu tố văn hoá xã hội đã và đang được chú trọng hơn, thẩm mỹ của

người dân đã thay đổi so với trước đây, đòi hỏi những sản phẩm phải có độ tinh tế,

thẩm mỹ và chất lượng cao hơn. Bộ Xây dựng đã ban hành những quy định về yêu cầu kiến trúc, thẩm mỹ, cụ thể như những cơng trình cơng cộng có quy mơ lớn, cơng trình có u cầu kiến trúc đặc thù đều phải tổ chức thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc. Theo đó, việc thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cơng trình xây dựng nhằm chọn được phương án thiết kế tốt nhất, đáp ứng tối đa các yêu cầu về thẩm mỹ, quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, công năng sử dụng. Các cơng trình do

yêu cầu của chính quyền để tạo ra dấu ấn, góp phần tạo diện mạo, cảnh quan đô thị cũng phải tổ chức thi tuyển và tuyển chọn phương án thiết kế trước khi xây dựng nhằm thể hiện được ý nghĩa, tính chất của cơng trình xây dựng và có tính khả thi cao. Đồng thời Bộ Xây dựng đã ban hành yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật thi cơng cơng trình cao

hơn, địi hỏi các doanh nghiệp trong ngành xây dựng phải quan tâm, nghiên cứu thực

hiện để đáp ứng kịp thời.

Yếu tố dân số - lao động

Bảng 2.4: Dân số Việt Nam giai đoạn từ 2010 – 2050

Năm 2010 2020 2050

Tổng dân số 87.8 triệu 96.4 triệu 103.9 triệu

(Nguồn: Statistics.vn, Xu hướng biến đổi dân số Việt Nam, ngày 1/7/ 2011)

Dân số Việt Nam năm 2010 là 87.8 triệu người, dự báo năm 2020 là 96.4 triệu

người và lên đến 103,9 triệu người vào năm 2050, trong đó khu vực nơng thơn chiếm

77% tổng dân số, tuy nhiên q trình đơ thị hóa đang diễn ra với tốc độ cao. Theo Niên giám thống kê năm 2010, TP.HCM là nơi có mật độ dân cư tập trung cao nhất nước

3.530 người/km2 và khoảng 7,4 triệu người, thu nhập bình quân đầu người cũng cao

nhất nước, tỷ lệ nghèo thấp nhưng hệ số bất bình đẳng về phân phối thu nhập lại cao. Dự báo tới năm 2020 dân số của TP.HCM sẽ là 10,51 triệu người và dự báo năm 2025 khoản 12.54 triệu người. Bên cạnh đó thành phố là trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ của cả nước nên tất yếu nhiều dự án lớn, quan trọng của Nhà nước sẽ được khởi công xây dựng tại thành phố này nhằm nhằm đảm bảo cho thành phố phát triển ổn

định. Ngoài ra nhu cầu nhà ở đô thị mỗi năm cần phát triển thêm 35 triệu/m2 nhà ở để đạt 20m2 nhà ở/ người vào năm 2020, đến 2015 Việt nam có đến 80% người dân chưa

có nhà ở. Do đó nhu cầu nhà ở cung cấp cho thị trường sẽ còn rất lớn. Đây chính là cơ hội cho các cơng ty xây dựng vì nhu cầu nhà của người dân ngày càng tăng cao.

2.2.1.4 Yếu tố công nghệ

Công nghệ đóng vai trị quan trọng cho ngành xây dựng, việc tiếp nhận và ứng

dụng nhiều kỹ thuật, công nghệ mới vào các cơng trình mang lại hiệu quả cao. Các công nghệ kỹ thuật tiên tiến đã áp dụng tại Việt Nam như sau: phương pháp thi công top-down giúp giảm thời thi công, sử dụng cốp pha nhôm, hệ giàn giáo hiện đại thay thế cổ điển rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành xây dựng, công nghệ xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần xây dựng số 1 (cofico) đến năm 2020 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)