1.3.1 .Các yếu tố khách quan
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
1. Chính sách cho vay của ngân hàng thương mại
Chính sách cho vay của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế hoạt động cho vay nhằm đạt được các mục tiêu của
ngân hàng đó trong từng thời kỳ. Nó bao gồm một loạt các vấn đề như quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho vay đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay, lãi suất…Vì vậy, mỗi ngân hàng cần xây dựng một chính sách cho vay riêng phù hợp với điều kiện, đặc điểm của ngân hàng mình nhằm đảm bảo an tồn trong kinh doanh. Chính sách cho vay cần phải phù hợp với đường lối, chủ trương phát triển kinh tế của nhà nước đồng thời nó phải được xây dựng khoa học và chặt chẽ, đảm bảo kết hợp hài hòa quyền lợi của ngân hàng, khách hàng và xã hội. Một chính sách cho vay hợp lý, khoa học sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng tối ưu hóa các nguồn lực của mình, nâng cao tối đa chất lượng của các khoản cho vay.”
2. Khả năng huy động vốn của ngân hàng
Nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay và chủ yếu là nguồn vốn huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Vì vậy, việc mở rộng quy mô cho vay, cân đối cơ cấu thời cho vay phụ thuộc rất nhiều vào qui mô và thời hạn của nguồn huy động. Thực tế cho thấy, nếu một ngân hàng có nguồn vốn huy động dồi dào nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, khơng ổn định thì khơng thể mở rộng cho vay trung và dài hạn được.”
Như vậy, mối quan hệ giữa hai hoạt động này vô cùng khăng khít và có tác động lẫn nhau, nguồn huy động quyết định quy mô hoạt động cho vay và ngược lại muốn tăng cường khả năng khai thác nguồn vốn nhàn rỗi thì chất lượng cho vay phải khơng ngừng được nâng cao.”
3. Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng
Mặc dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực, song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt, trong hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm, trình độ của cán bộ tín dụng trong q trình phân tích, thẩm định đánh giá về khách hàng cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ. Chất lượng nhân sự ở đây khơng chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chun mơn mà cịn bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sang tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ. Trong một chừng mực nào đó, yếu tố con người có thể giúp ngân
hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về cơng nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh đó, thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ khơng phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng cho vay cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người. Đồng thời, ngân hàng phải có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là chất lượng cho vay của ngân hàng.”
4. Khả năng thu thập và phân tích các thơng tin tín dụng
Trong giai đoạn hiện nay bất kỳ một ngành nghề hay một lĩnh vực kinh doanh nào thông tin luôn chiếm một vị trí quan trọng, đây là phần khơng thể thiếu được trong q trình hoạt động của xã hội. Thơng tin tín dụng cũng vậy, nó đóng góp một phần khơng nhỏ cho thành công của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Thơng tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ, giảm thiểu được các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.”
Thơng tin tín dụng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau
+ Nguồn thông tin sẵn có: Thơng tin do khách hàng cung cấp, thơng tin có sẵn của ngân hàng về khách hàng nếu họ là đã có mối quan hệ làm ăn khá lâu với ngân hàng hoặc những thơng tin giữa các tổ chức tín dụng.
+ Nguồn thông tin do khách hàng cung cấp thông qua các báo cáo định kỳ, đây là những thông tin mà cán bộ tín dụng phải thu thập khi theo dõi việc khách hàng sử dụng khoản vốn vay.
+ Nguồn khác: Những thơng tin thơng qua báo chí, thơng tấn xã và các phương tiện truyền thông khác.
Nguồn thông tin về khách hàng càng nhiều thì cán bộ tín dụng lại càng có nhiều cơ sở để đánh giá chính xác hơn về tình hình của đối tác. Nhưng bên cạnh việc thu thập các thơng tin cần thiết, các cán bộ tín dụng cũng cần phải có khả năng phân tích tất cả những thơng tin mà mình thu được về khách hàng, q nhiều thơng tin đơi khi có thể “gây nhiễu” trong q trình đánh giá, vì thế q trình phân tích địi hỏi khơng chỉ ở trình độ mà cịn cả ở kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng.”
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, công nghệ ngân hàng là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để thu hút thêm khách hàng, mở rộng quy mô cho vay. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp ngân hàng thu thập thơng tin nhanh chóng, chính xác, cơng tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách cho vay cũng hiệu quả hơn.”
6. Kiểm soát nội bộ
Là việc các NHTM tự tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng mình nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách, quy trình được thiết lập. Hiện nay, đa số các Ngân hàng có bộ phận Kiểm sốt nội bộ chun thực hiện việc thẩm định các hồ sơ tín dụng, xem xét các món đã giải ngân có đúng mục đích sử dụng vốn khơng và đánh giá các đề nghị tín dụng có đủ tiêu chuẩn của Ngân hàng đề ra hay khơng. Việc đề cao cơng tác kiểm sốt nội bộ sẽ hạn chế từ xa các rủi ro tín dụng có thể gặp phải, từ đó kịp thời xử lý và khắc phục các dầu hiệu xảy ra rủi ro.”
“Nội dung cơ bản cơng tác Kiểm sốt nội bộ liên quan đến hoạt động cho vay gồm:”
“Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của Tổng giám đốc/Giám đốc tại các phòng và các đơn vị trực thuộc.”
“Theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.”
“Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.””
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương tín Nghệ An