1.3.1 .Các yếu tố khách quan
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sà
2.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát khoản vay và thu hồi nợ
“Thứ nhất: Quản lý kỳ hạn các khoản vay KHCN”
“SACOMBANK NGHỆ AN chú trọng quản lý kỳ hạn các khoản vay KHCN nhẳm đảo bảo tính an tồn và ổn định trong hoạt động cho vay. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay đến 30/09/2019 các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lần lượt là 47,51%, 14,07% và 38,42%. Tuy cơ cấu khoản vay trung và dài hạn vẫn chiếm trên 50% tỷ trọng cho vay KHCN, tuy nhiên thực tế SACOMBANK NGHỆ AN áp dụng nhiều biện pháp để tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn hoặc giảm thời gian cho vay các khoản vay trung, dài hạn. Ví dụ như: Để đảm bảo yếu tố cạnh tranh về sản
phẩm với các NHTM khác, Sản phẩm mua nhà của SACOMBANK NGHỆ AN có thời gian vay vốn tối đa lên đến 20 năm. Tuy nhiên, thực tế SACOMBANK NGHỆ AN khơng khuyến khích kéo dài thời gian cho vay KHCN, tất cả khoản vay 15 năm hoặc 20 năm đều được kiểm soát cẩn trọng, kiểm sốt phê duyệt chặt chẽ thơng qua cấp phê duyệt tín dụng cao nhất là: Ủy ban tín dụng cá nhân hoặc Ban tín dụng cá nhân. Chính vì thế đã khuyến khích kênh phân phối thuyết phục khách hàng giảm thời gian vay xuống còn 07 năm hoặc 10 năm. Bên cạnh đó, chính sách lãi suất bán vốn của Hội sở cho kênh phân phối cũng thay đổi theo kỳ hạn khoản vay, lãi suất này tăng tỷ lệ thuận với kỳ hạn vay, kỳ hạn vay càng dài lãi suất bán vốn càng tăng, lợi nhuận từ các khoản kênh phân phối cho vay càng giảm. Đây cũng được coi là công cụ quan trọng trong quản lý kỳ hạn vay KHCN của SACOMBANK NGHỆ AN.”
“Thứ hai: Quản lý tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo”
“SACOMBANK NGHỆ AN duy trì tỷ lệ dư nợ của KHCN có tài sản đảm bảo luôn ở mức cao (trên 98% tổng dư nợ cho vay KHCN). Mặc dù nhận định hình thức cho vay tín chấp đem lại lợi nhuận kỳ vọng tương đối tốt, nhưng do đánh giá rủi ro cao nên SACOMBANK NGHỆ AN khơng tập trung cho vay tín chấp. Đối với các khoản vay tín chấp, bao gồm cả phát hành thẻ tín dụng, mặc dù mức cấp tín dụng thấp thường chỉ dưới 500 triệu nhưng SACOMBANK NGHỆ AN kiểm soát khá chặt chẽ, cụ thể: tất cả các khoản vay tín chấp trách nhiệm thẩm định thuộc trung tâm tín dụng tập trung, cấp phê duyệt cho vay cũng từ cấp Trung tâm phê duyệt tập trung trở lên, nghĩa là kênh phân phối không được quyền thẩm định cũng như phê duyệt các khoản vay tín chấp. Điều kiện cho vay tín chấp của SACOMBANK NGHỆ AN tương đối chặt chẽ, SACOMBANK NGHỆ AN ưu tiên cấp tín chấp cho KHCN trong các trường hợp: dựa trên số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, dựa trên giá trị phần thừa tài sản đảm bảo khi khách hàng đã vay vốn thế chấp, dựa trên sao kê lương của khách hàng được trả hàng tháng qua tài khoản SACOMBANK NGHỆ AN.”
“Thứ ba: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay KHCN của SACOMBANK NGHỆ AN”
“Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn của SACOMBANK NGHỆ AN tương đối tốt. Ngồi ra việc kiểm sốt rủi ro chặt chẽ, tỷ lệ cho vay KHCN có tài sản đảm bảo ở mức cao, quy trình cho vay KHCN được kiểm soát từng khâu giúp cho tỷ lệ nợ quá hạn trong hoạt động cho vay KHCN của
SACOMBANK NGHỆ AN ln duy trì ở mức thấp (2,78%, số liệu tháng 09/2019), tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chỉ chiếm dưới 1% (số liệu tháng 09/2019). SACOMBANK NGHỆ AN định hướng kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu là trách nhiệm của tất cả các bộ phận trong bộ máy cho vay KHCN. Hội sở quy định lãi suất bán vốn cho kênh phân phối đối với các khoản vay xảy ra tình trạng nợ quá hạn thường cao hơn 30% đến 50% các khoản cho vay thơng thường. Chính vì thế đối với khoản nợ quá hạn, kênh phân phối thường khơng có lợi nhuận, thậm chí lỗ. Đây là cơng cụ hữu hiệu tạo động lực kiểm sốt nợ xấu từ kênh phân phối. Ngồi ra, Trung tâm quản lý nợ theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng, định kỳ hàng tuần cảnh báo sớm kênh phân phối các khách hàng có nguy cơ nợ xấu. Bắt đầu từ nhóm nợ cần chú ý, trung tâm quản lý nợ phân công nhân sự hỗ trợ kênh phân phối gặp gỡ, đốc thúc, xây dựng phương án trả nợ cho khách hàng.”
Thứ tư: Quản lý trích lập dự phịng rủi ro”
Hoạt động quản lý nợ và trích lập dự phịng rủi ro của SACOMBANK NGHỆ AN được định hướng cụ thể với 04 mục tiêu cơ bản:”
+ Phân loại nơ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đúng với quy định của NHNN, thơng lệ quốc tế (Basel II).”
+ Đánh giá chính xác chất lượng khoản nợ và khả năng gây ra tổn thất trong hoạt động cho vay.”
+ Phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề, đánh giá đúng mức các rủi ro của các khoản nợ để chuyển nhóm nợ thích hợp.”
+ Xác lập số dự phịng rủi ro cần trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra là trách nhiệm của Ban Giám đốc, các phòng/ban liên quan, của tất cả kênh phân phối.”
Cách thức phân loại rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro của SACOMBANK NGHỆ AN đươc thực hiện theo quy định: Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại SACOMBANK NGHỆ AN được phân vào một nhóm nơ duy nhất là nhóm có rủi ro cao nhất. Tức là nếu một khách hàng có nhiều khoản nợ tại SACOMBANK NGHỆ AN, trong đó nếu có một khoản nợ bất kỳ bị chuyển sang nhóm rủi ro cao nhất, thì Ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ các khoản nợ của khách hàng sang nhóm nợ có rủi ro đó. Từ đó trích lập rủi ro của tồn bộ khoản nợ theo nhóm nợ cao nhất. Trong ngắn hạn, cách xử lý của SACOMBANK NGHỆ AN có thể làm tăng số tiền trích lập dự phịng, tuy nhiên thể hiện mức độ sẵn sàng ứng phó với rủi ro của Ngân hàng.”