Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 76 - 80)

1.3.1 .Các yếu tố khách quan

2.4. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng

2.4.5. Nguyên nhân hạn chế

2.4.5-1. Nguyên nhân khách quan

“- Một là, Tình hình kinh tế xã hội trong thời gian vừa qua có nhiều biến động như giá cả hàng hóa tăng, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp, bất động sản đóng băng, diễn biến phức tạp trên thị trường vốn... đã có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của các NHTM nói chung và SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An nói riêng.”

- Hai là, Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn chưa thực sự khoa học và đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay nhiều khi quá rườm ra, phức tạp khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay.”

- Ba là, Môi trường cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Theo thống kê, trên địa bàn thành phố Vinh có đến gần 40 tổ chức tín dụng. Mỗi một ngân hàng đều có một thế mạnh riêng: Vietcombank có lợi thế về dịch vụ thanh toán quốc tế trong nhiều lĩnh vực, Agribank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, Vietinbank với thế mạnh chủ yếu cho vay thương mại, tiêu dùng… sự ra đời của ngày càng nhiều tổ chức tín dụng cùng với lợi thế kinh doanh của họ là một thách thức lớn mà SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An phải vượt qua.”

- Bốn là, Một số khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khơng nỗ lực sử dụng vốn vay có hiệu quả, khách hàng thiếu thiện chí cung cấp thông tin định kỳ

cần thiết theo yêu cầu, cố ý hạch tốn, báo cáo sai sự thật, giấu tình hình thua lỗ. Khách hàng thiếu trách nhiệm trong việc trả nợ gốc và lãi khi đến hạn.”

- Năm là, Việc thực hiện chế độ kế toán thống kê của doanh nghiệp chưa được nghiêm túc, nhiều doanh nghiệp có tư tưởng đối phó với ngân hàng bằng cách làm báo cáo sai sự thật. Ngồi ra, do chưa có quy định về kiểm tốn bắt buộc cho các doanh nghiệp quy mơ nhỏ và vừa nên các báo cáo của các doanh nghiệp thường không đúng theo chế độ hiện hành, gây khó khăn lớn cho cán bộ làm cơng tác thẩm định.”

Tóm lại, qua đánh giá công tác hoạt động cho vay của SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An trong những năm qua đã khẳng định được vai trị của hoạt động cho vay góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế. Chất lượng tín dụng là kết quả tổng hồ của nhiều nhân tố trong đó nợ quá hạn, nợ xấu là nhân tố trực tiếp và cụ thể nhất. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhưng SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Những vấn đề tồn tại và hạn chế cần được xem xét nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm khơng ngừng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, giúp cho hoạt động kinh doanh của SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An.”

2.4.5-2. Nguyên nhân chủ quan

- Một là, Năng lực của một số CVKH cho vay còn hạn chế. Mặc dù đa phần các CVKH của chi nhánh có trình độ đại học nhưng phần lớn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp, chưa nhận thức được đầy đủ những thử thách khó khăn phía trước, có tư tưởng ngại khó ngại khổ, sợ quy trách nhiệm, bảo thủ thoả mãn với thành tích, khơng muốn tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đấy lại có một số CVKH chạy theo dư nợ mở rộng tín dụng ồ ạt khơng có chất lượng. Trên địa bàn có nhiều NHTM hoạt động; tuy nhiên, một số CVKH vẫn cịn có thái độ thờ ơ, chưa tận tình niềm nở với khách hàng xin vay để cho khách hàng sang ngân hàng khác.”

- Hai là, Do áp lực tăng trưởng dư nợ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nên

đôi khi Chi nhánh cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà chưa thực sự quan tâm phân tích đến hiệu quả dự án cũng như kỹ năng, kinh nghiệm khách hàng vay vốn, đồng thời phân tích nguồn trả nợ đơi khi cịn sơ sài. Do đó, phát sinh nợ quá hạn từng giai đoạn nhất định.”

- Ba là, Chưa có hệ thống thơng tin để kiểm sốt danh mục tín dụng khách hàng. Một khó khăn đối với Chi nhánh là luôn thiếu thông tin sạch về khách hàng

hoặc thông tin ln trong tình trạng khơng cân xứng, khơng cập nhật. Hiện nay, tại Chi nhánh, thông tin về khách hàng chủ yếu là do khách hàng vay vốn cung cấp, sự đánh giá, tìm hiểu của CVKH và Trung tâm thơng tin tín dụng CIC cung cấp; tuy nhiên, những thơng tin này thường chưa đầy đủ và không được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, quá trình thẩm định của CVKH rất mất thời gian, và thiếu hiệu quả, có khi là khơng chính xác. Bên cạnh đó, nguồn thơng tin bên ngồi thường có nhiều “sạn”, và chưa có quy chế cụ thể nào cho phép mua thơng tin bên ngồi và các ban ngành hỗ trợ cung cấp thông tin. Những hạn chế này dễ gây ra rủi ro trực tiếp đối với Chi nhánh và gây khó khăn cho q trình quản trị rủi ro.”

- Bốn là, hiện nay, công việc quản lý và giải quyết nhu cầu tín dụng của khách hàng tại Chi nhánh vẫn do một CVKH phụ trách và chịu trách nhiệm hồn tồn đối với món vay, chưa có sự phân chia thành các bộ phân hỗ trợ hoặc có thời kỳ phân chia nhưng chỉ là hình thức, chiếu lệ. Điều này, khiến cho công việc của CVKH hết sức vất vả, việc xảy ra sai sót là điều khơng thể tránh khỏi, đồng thời không phát huy hết được năng lực sở trường của mỗi người.”

- Năm là, Chưa có hệ thống chấm điểm cho tài sản đảm bảo: Không chỉ ở hệ thống SACOMBANK mà thực trạng chung của các NHTM hiện nay là hầu hết các món cho vay đều dựa trên tài sản đảm bảo nhưng lại chưa có hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó. Vì vậy, thời gian định giá tài sản bảo đảm kéo dài và tốn kém chi phí cho việc đánh giá. Hiện nay, NHNN Việt Nam cho phép các NHTM tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Do đó, việc thẩm định giá trị theo giá trị thị trường là một vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó, ngân hàng chỉ tiến hành định giá lại tài sản khi phát hiện các khoản vay có vấn đề để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản mà chưa quan tâm đến việc định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo định kỳ nên xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thu hồi đủ nợ và lãi vay từ khách hàng.”

- Sáu là, Việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay mặc dù đã được SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An xây dựng thành quy trình, quy định chặt chẽ nhưng thực tế khi triển khai một số cán bộ cịn thực hiện chiếu lệ, hình thức mà không xuống thực tế hoặc do thiếu kinh nghiệm và khả năng chuyên môn nên chất lượng kiểm tra chưa cao, chưa phát hiện rủi ro kịp thời.”

- Bảy là, Trong hoạt động kinh doanh công tác marketing hay P.R cho sản phẩm dịch vụ của mình là rất quan trọng. Hoạt động cho vay cũng là hoạt động kinh

doanh, do vậy nó cần được tiếp thị, tiếp xúc với khách hàng. Trong khi đó cơng tác này chưa thực sự chú trọng, nhiều khách hàng không nắm bắt được các thông tin về thủ tục, quy trình cho vay nên phải đi lại nhiều lần, mất thời gian và chi phí cho cả 2 bên, tạo tâm lý ngại tiếp xúc ngân hàng của các khách hàng. Việc nghiên cứu chiến lược, xúc tiến, quảng cáo, phân đoạn thị trường... hoạt động chưa thực sự hiệu quả.”

- Tám là, Danh mục cho vay tại chi nhánh chưa đa dạng, phù hợp do

SACOMBANK Nghệ An chưa quan tâm đúng mức đến quản trị danh mục cho vay, do xu hướng chạy theo chỉ tiêu, lợi nhuận trước mắt, đôi khi bỏ qua việc tăng trưởng tín dụng theo danh mục đã đề ra.”

CHƯƠNG III

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN

THƯƠNG TÍN TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w