Thực trạng lập kế hoạch hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 52 - 54)

1.3.1 .Các yếu tố khách quan

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sà

2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động cho vay

2.2.1-1. Xây dựng chính sách cho vay

Nhằm mục tiêu định hướng tác nghiệp và hạn chế các sai lầm có thể mắc phải trong quá trình cho vay cũng như quản lý, giám sát chặt chẽ được các khoản cho vay của ngân hàng thì SACOMBANK Nghệ An đã dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của chi nhánh để tác động. Đó là mối quan hệ điều khiển, phục tùng, dùng uy lực để bắt buộc các đối tượng tham gia vào hoạt động cho vay tại chi nhánh chấp hành các quyết định quản lý. Ngân hàng SACOMBANK Nghệ An xây dựng và khơng ngừng hồn thiện các quy định chung nhất cho các chủ thể tham gia vào hoạt động cho vay.”

Một số chính sách Hội sở chính ban hành là chính sách mở chi nhánh sẽ tùy theo tình hình thực tế của ngân hàng, áp dụng một cách linh hoạt để đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Ví dụ: Hội sở chính quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tối thiểu là 7,49%/năm nhưng chi nhánh có thể vận dụng linh hoạt ra chính sách áp dụng lãi suất cho vay tối thiểu là 8,1%/năm tại chi nhánh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Các chủ thể tham gia vào hoạt động cho vay bắt buộc phải tuân thủ đúng, đủ các bước được quy định tại quy trình cho vay được ban hành. Ngồi ra, chi nhánh

còn xây dựng văn bản về thẩm quyền phán quyết đối với từng món vay cụ thể để đảm bảo sự an toàn và phân tán rủi ro cho hoạt động cho vay.”

2.2.1-2. Quy định về cho vay vốn

Thứ nhất: Quy định về phân loại khách hàng”

SACOMBANK NGHỆ AN đưa ra 03 tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phân nhóm khách hàng cho vay KHCN như sau: (01) Đối tượng Khách hàng: Khách hàng được phân thành: Cấp tín dụng bình thường, cấp tín dụng có kiểm sốt hạn mức, kiểm sốt cấp tín dụng theo các tiêu chuẩn về: độ tuồi, nơi cư ngụ và sản xuất kinh doanh, lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, tình hình tài chính, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vị, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với Ngân hàng….(2) Ngành nghề kinh doanh: Được hiểu là ngành nghề chính đem lại ít nhất 50% doanh thu và thu nhập cho khách hàng trong ít nhất 02 năm liên tục gần nhất. (3) Mục đích cấp tín dụng: Theo định hướng phát triển hoạt động cho vay KHCN, việc xác định mục đích cấp tín dụng giúp Ngân hàng đo lường được rủi ro tín dụng và xác định phương thức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp. SACOMBANK NGHỆ AN định hướng các đơn vị cách xác định loại hình cho vay, thời hạn cho vay tương ứng với một số nguyên nhân sử dụng vốn và mục đích vay điển hình. SACOMBANK NGHỆ AN chỉ cấp tín dụng cho các mục đích sử dụng vốn hợp pháp, khơng cấp tín dụng đối với các mục đích trái với quy định của pháp luật, Ngân hàng trung ương.”

Thứ hai: quy định về thu nhập và nguyên tắc đánh giá dòng tiền”

Nguồn thu nhập trả nợ được căn cứ vào tính ổn định, khả năng biến động, tính xác thực của nguồn thu, nguồn thu nhập được tính 100%, 70% hoặc 50% vào dòng tiền trả nợ của KHCN.”

Việc xác định doanh thu của KHCN được xác định bằng sao kê tài khoản lương, bảng lương, doanh thu bình quân 03 tháng gần nhất, doanh thu bình quân từ hoạt động cho thuê bất động sản hoặc phương tiện vận tải trong 01 năm gần nhất…” Dòng tiền nghĩa vụ trả nợ của KHCN được xác định căn cứ và mức lãi suất cho vay tối thiểu, hiện nay SACOMBANK NGHỆ AN đang quy định: Lãi suất 10%/năm đối với cho vay ngắn hạn và lãi suất 12%/năm đối với cho vay trung và dài hạn.”

Thứ ba: Quy định về nhận tài sản đảm bảo

SACOMBANK NGHỆ AN quy định chỉ nhận các loại tài sản đảm bảo có đầy đủ các tiêu chí: đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý để thế chấp, có tính thanh khoản, có khả năng quản lý được. SACOMBANK NGHỆ AN chia tài sản đảm bảo theo 05 nhóm phân loại theo mức độ thanh khoản và khả năng quản lý được từ cao xuống thấp, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo cũng được quy định giảm dần theo 05 nhóm nói trên.”

SACOMBANK NGHỆ AN nhận thế chấp tài sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, theo đó người bảo lãnh thường là chủ sở hữu của tài sản, có trách nhiệm nghĩa vụ cũng như quyền lợi gắn liền với khách hàng. Thông thường đối với KHCN, người bảo lãnh thường có quan hệ cùng huyết thống với người đi vay.”

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w