1.3.1 .Các yếu tố khách quan
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng
2.3.1. Các yếu tố khách quan
a) Mơi trường pháp lý
Các chính sách cho vay của NHNN ban hành cịn chưa đi sát với tình hình thực tế của từng ngân hàng cho nên việc ban hành các chính sách nói chung và chính sách cho vay nói riêng của SACOMBANK còn thiếu sự kịp thời và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc ban hành thiếu hệ thống và không nhất quán đã gây ra những tác động tiêu cực tới cơng việc ban hành các chính sách cũng như quy định của SACOMBANK từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý hoạt động của chi nhánh.”
Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam còn chồng chéo, khơng có tính nhất qn, liên tục sửa đổi và bổ sung khiến cho việc quản lý hoạt động cho vay cũng trở nên khó khăn. Việc hệ thống pháp luật trồng chéo khiến cho việc xây dựng hệ thống các văn bản nhất là các văn bản liên quan đến tài sản đảm bảo cũng trở nên khó khăn. ”
b) Mơi trường kinh tế
Với sự nỗ lực vượt bậc, trong 5 năm qua, kinh tế Nghệ An phát triển khá nhanh, toàn diện, theo hướng bền vững, tạo nền tảng thuận lợi cho giai đoạn tới. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 7,2%. GRDP bình quân đầu người gấp 1,5 lần so với đầu nhiệm kỳ.”
Thu ngân sách hàng năm tỉnh Nghệ An đều đạt và vượt dự toán được giao, năm 2015: 8.717 tỷ đồng; năm 2016: 11.791 tỷ đồng; năm 2017: 12.959 tỷ đồng; năm 2018: 14.066 tỷ đồng; năm 2019: 16.609 tỷ đồng; dự kiến năm 2020 đạt khoảng 17.500 tỷ đồng.”
c) Mơi trường văn hóa - xã hội
Tình hình văn hóa - xã hội tỉnh Nghê An thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến tích cực:
Giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2020 đạt 73,34%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Văn hóa, thể thao, thơng tin và truyền thông tiếp tục phát triển, từng bước kết hợp hài hòa với phát triển kinh tế. (Theo Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Nghệ An)
Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Chính sách xã hội và bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục thực hiện có hiệu quả.”
Lĩnh vực khoa học và cơng nghệ có nhiều khởi sắc, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án khoa học công nghệ đạt khoảng 89,16%.”
d) Sự phát triển của Khoa học – Cơng nghệ
Vai trị của CNTT trong hoạt động ngân hàng ngày càng thay đổi và ngày nay CNTT đã được công nhận là yếu tố then chốt dẫn tới thành công của ngân hàng.”
SACOMBANK Nghệ An được trang bị đồng bộ theo toàn hệ thống của SACOMBANK với hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại và tiên tiến, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay. Có tới 96% khách hàng được phỏng vấn trả lời hài lịng với tốc độ xử lý giao dịch thơng qua hệ thống CNTT của ngân hàng. Điều này cho thấy hiệu ứng tích cực về những nỗ lực của ngân hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ và hỗ trợ khách hàng.”
e) Yếu tố cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt về giá, chất lượng, sự cải tiến sản phẩm dịch vụ và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện nay, mạng lưới ngành ngân hàng Nghệ An bao gồm 1 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nghệ An, 101 tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng cấp 1 với đa dạng các loại hình tổ chức tín dụng.
- Nhóm các ngân hàng ngồi quốc doanh: Các ngân hàng này cũng có ưu thế trong các hoạt động thẻ, dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối là đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với SACOMBANK.
- Nhóm các ngân hàng nước ngồi, liên doanh: Thế mạnh của nhóm ngân hàng này là chất lượng dịch vụ cao, uy tín tồn cầu, cơng nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội, chi phí hoạt động thấp.
Bên cạnh đó, vấn đề về mơi trường pháp luật trong hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng song những quy định lãi suất đối với NHTM, do chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ nên dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng. Do vậy, áp lực cạnh tranh ngày càng cao, điều này đòi hỏi SACOMBANK Nghệ An cần phải đánh giá đúng mức áp lực của đối thủ cạnh tranh để tìm giải pháp phù hợp.
Trong số 28 ngân hàng TMCP đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An, SACOMBANK Nghệ An là một trong số những ngân hàng dẫn đầu về quy mô huy động vốn và cho vay KHCN.
Hành lang quy định tại Hội sở chính
Do việc ban hành hệ thống các văn bản quy định chung tại hội sở chính là dựa trên mặt bằng chung các chi nhánh để ban hành tuy nhiên lại chưa phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh chính vì vậy khi dựa trên hành lang quy định này chi nhánh gặp khơng ít khó khăn trong việc xây dựng những văn bản riêng cho chi nhánh mình. Vì bị gị bó trong khn khổ hành lang pháp lý nên các văn bản tại chi nhánh cũng rất hạn chế chưa đi sâu, đi sát tình hình, đặc điểm tại chi nhánh SACOMBANK Nghệ An đang hoạt động. Vậy vấn đề đặt ra đối với SACOMBANK Nghệ An là bằng cách nào ngân hàng có thể vận dụng các văn bản chính sách của SACOMBANK hội sở một cách linh hoạt có chọn lọc, phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh, đảm bảo hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà không vi phạm quy định của SACOMBANK , NHNN và pháp luật.”
Thơng tin cho vay
Tình trạng thơng tin ít và chất lượng thấp của ngân hàng nhà nước và hội sở chính cũng là nguyên nhân làm cho quản lý hoạt động cho vay ở SACOMBANK chi nhánh Nghệ An gặp khơng ít khó khăn. Bởi lẽ, với khả năng của một chi nhánh cấp tỉnh thì SACOMBANK Nghệ An khơng thể tự thu thập được mọi thông tin cần thiết để quản lý hoạt động cho vay tốt. Chi nhánh cần có sự hỗ trợ thơng tin một cách có hệ thống của các tổ chức quản lý thị trường vốn và hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian qua sự hỗ trợ thông tin này là chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu. Tình trạng thiếu thơng tin làm cho cơng tác dự báo và phòng ngừa rủi ro cho vay chưa đáp ứng được u cầu. Bên cạnh đó, nguồn thơng tin từ phía khách hàng vay vốn chất lượng khơng cao đơi khi cịn thiếu sự trung thực do đó gây ảnh hưởng tới chất lượng thông tin của cán bộ ngân hàng. Do vậy vấn đề đặt ra đối với SACOMBANK Nghệ An là làm cách nào có thể cải thiện, nâng cao được khả năng tự thu thập thông tin phục vụ cho quản lý hoạt động cho vay một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.”
2.3.2. Các yếu tố chủ quan
a) Chính sách cho vay”
- Chính sách tiếp thị khách hàng
Khách hàng vay tiêu dùng: tập trung những khách hàng có quan hệ tiền gửi tại ngân hàng, các khách hàng được trả lương qua tài khoản SACOMBANK, các khách hàng là lãnh đạo các ban ngành hoặc chủ doanh nghiệp. Ưu tiên khu vực thuộc thành phố, thị xã, thị trấn.
Khách hàng vay sản xuất kinh doanh: tập trung những khách hàng thường xun có quan hệ tiền gửi, thanh tốn tại ngân hàng và đã có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh tiếp thị những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực SXKD được Chính phủ ưu tiên khuyến khích như nơng nghiệp nơng thơn, cơng nghiệp hỗ trợ.
- Chính sách cấp tín dụng
Phương thức cho vay: Chi nhánh thỏa thuận với khách hàng áp dụng các quy định về phương thức cho vay gồm cho vay từng lần, cho vay hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi, các phương thức khác khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng giám đốc.
- Điều kiện giải ngân:
+ Trong thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay, khách hàng có thể rút tiền vay một hoặc nhiều lần phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn thực tế. Quá thời hạn trên, khách hàng chỉ được rút vốn khi được Chi nhánh chấp thuận gia hạn thời hạn cho vay/thời hạn duy trì hạn mức cho vay bằng văn bản.
+ Khách hàng chỉ được rút tiền vay phù hợp với mục đích quy định trong Hợp đồng tín dụng (HĐTD).
+ Tiền vay phải được chuyển khoản cho người thụ hưởng, trừ các trường hợp giải ngân bù đắp, giải ngân vào tài khoản tiền gửi và giải ngân bằng tiền mặt theo quy định của Tổng giám đốc.
+ Phương thức trả nợ: khách hàng thanh toán nợ vay bằng tiền mặt hoặ nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại SACOMBANK để được trích tự động.
+ Phân cấp quyền cấp tín dụng: giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm xem xét, quyết định cho vay trong phạm vi thẩm quyền của chi nhánh do Tổng giám đốc thông báo. Đối với cho vay tiêu dùng, chi nhánh có thể phối hợp với các nhà cung cấp, phân phối sản phẩm cho vay tiêu dùng, thiết kế sản phẩm cho vay trong phạm vi thẩm quyền phán quyết cho vay hoặc trình Trụ sở chính trong trường hợp vượt thẩm quyền.
- Các loại tài sản bảo đảm mà SACOMBANK Nghệ An được nhận làm đảm bảo:
+ Ngoại tệ bằng tiền mặt.
+ TSBĐ có tính thanh khoản cao.
+ Nhà ở, cơng trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất (kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở).
+ Quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp.
+ Tàu biển theo quy định của bộ luật hàng hải Việt Nam; tàu bay theo quy định của Luật hàng không dan dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp.
+ Máy móc, thiết bị (trừ mày móc, thiết bị cơng trình), phương tiện vận tải, kim khí q, đá q, hàng hóa.
+ Tài sản hình thành từ vốn vay của Chi nhánh thuộc các loại tài sản mà Chi nhánh được nhận, trừ ngoại lệ bằng tiền mặt, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, quyền sử dụng đất.
- Chính sách chăm sóc khách hàng
SACOMBANK Nghệ An sẽ chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng chiến lược, khách hàng chiến lược tiềm năng và khách hàng VIP. Khách hàng chiến lược là những khách hàng có uy tín trong các quan hệ giao dịch với SACOMBANK và các tổ chức tín dụng khác. Khách hàng chiến lược tiềm năng là những khách hàng trong tương lai có khả năng đáp ứng các điều kiện trở thành khách hàng chiến lược. Khách hàng VIP là khách hàng được lựa chọn, xác định trong từng thời kỳ trong số các khách hàng chiến lược. Ưu đăĩ với khách hàng chiến lược như sau:
+ Ưu đãi về phí dịch vụ, giảm phí chuyển tiền trong hệ thống SACOMBANK; + Ưu tiên thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ khi khách hàng có nhu cầu hợp lý;
+ Chăm sóc đặc biệt đối với khách hàng, tặng quà, tặng thẻ mua hàng ngày sinh nhật, ngày lễ, Tết,...
+ Cung cấp các dịch vụ thu, nhận chi tiền mặt miễn phí tại nhà đối với các giao dịch tối thiểu từ 100 triệu đồng trở lên;
+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn ngắn hạn có bảo đảm với mức lãi suất cho vay ưu đãi;
+ Ưu tiên áp dụng các chương trình tín dụng mục tiêu theo từng thời kỳ.
Đối với những khách hàng không nằm trong nhóm khách hàng trên mà SACOMBANK Hạ Long thấy cần thiết có những ưu đãi đặc biệt nhằm cạnh tranh với những tổ chức tín dụng khác, mở rộng thị phần, gia tăng lượi ích tổng thể cho SACOMBANK có thể trình Trụ sở chính để được xem xét, giải quyết.”
b) Khả năng huy động vốn
SACOMBANK Nghệ An đã chủ động thiết lập, duy trì, tham gia các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tăng mức nhận biết và độ phủ đối với nhận thức của các đối tương khách hàng. SACOMBANK Nghệ An xác định quan
điểm các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đơi với kiểm sốt chất lượng tín dụng. Vốn tín dụng được tập trung đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, cơ cấu cho vay tiếp tục dịch chuyển phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực thương mại, du lịch, khai khoáng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Các hoạt động cho vay cần được hỗ trợ linh hoạt, hỗ trợ tối đa cho nhu cầu khách hàng, hướng tới làm hài lòng khách hàng.”
Như vậy, lãi suất khơng cịn là rào cản lớn khiến khách hàng khơng thể với tay đến dịng tin dụng của ngân hàng. Ngân hàng đã đưa ra các gói hỗ trợ với lãi suất ưu đãi. Chỉ cần đáp ứng tiêu chí của ngân hàng, chỉ sau một thời gian ngắn, ngân hàng đã có thể giải ngân. Bằng các biện pháp thiết thực bức tranh về vay vốn ngân hàng tại SACOMBANK Nghệ An đã có nhiều hiệu quả tích cực.”
c) Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng”
Đến năm 2019, tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học và sau Đại học làm cơng tác chuyên môn tại SACOMBANK Nghệ An là 100%. Tuy nhiên, năng lực của cán bộ QLKH vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu.”
Do tâm lý chủ quan tồn tại, một số cán bộ QLKH cho rằng những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ, quyết định cho vay chỉ dựa vào thơng tin trình bày của khách hàng mà khơng quan tâm đến những số liệu chính xác, đáng tin cậy.”
Hầu hết cán bộ QLKH tốt nghiệp từ các trường khối kinh tế nên kiến thức về kỹ thuật, công nghệ rất hạn chế. Do đó, đơi khi thẩm định kỹ thuật, công nghệ bị bỏ qua nhiều nhất là với những kỹ thuật, cơng nghệ đã được chính phủ hoặc các bộ, ngành phê duyệt. Đây là nguyên nhân chủ yếu tác động đến chất lượng thẩm định dự án.”
d) Khả năng thu thập và phân tích các thơng tin tín dụng
Cơng tác đánh giá lựa chọn khách hàng là một trong những giải pháp mà SACOMBANK Nghệ An rất chú trọng bởi vì điều này giúp sàng lọc ra những khách hàng có uy tín và năng lực kinh doanh tốt để hạn chế RRTD có thể xảy ra về sau. Để đánh giá và lựa chọn ra những khách hàng tốt thì Chi nhánh Nghệ An thơng qua việc:”
- Xem xét và phân tích khả năng điều hành, quản lý kinh doanh của Khách hàng.”
- Phân tích tình hình tài chính của Khách hàng.” - Xem xét khả năng trả nợ của khách hàng.”
- Nghiên cứu, kiểm tra tính pháp lý của tài sản thế chấp kỹ càng...”
Tất cả các đánh giá trên dựa phần lớn vào kết quả chấm điểm tín dụng của Chi nhánh áp dụng với khách hàng. SACOMBAK đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và được đưa vào áp dụng đối với khách hàng. Mơ hình này được xây dựng với sự tư vấn của cơng ty kiểm tốn quốc tế Easnt & Young Việt Nam và được đánh giá là tiến gần với thông lệ quốc tế.”
e) Công nghệ ngân hàng
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, SACOMBANK Nghệ An cùng toàn bộ hệ thống SACOMBANK đã chú trọng đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho hoạt động này. Tuy nhiên cùng với sự khó khăn của đất nước đang trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, nên cơ sở vật chất, kỹ thuật của Chi nhánh chưa được nâng cao, cịn có một khoảng cách khá xa so với mặt bằng chung thế giới.”
f) Kiểm soát nội bộ
Cơng tác kiểm sốt nội bộ của SACOMBANK chi nhánh Nghệ An được triển khai cụ thể:
- Đánh giá mức độ rủi ro của tồn danh mục tín dụng và quy trình QTRR.”