Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 44 - 52)

1.3.1 .Các yếu tố khách quan

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Sài Gịn Thương tín - trên địa bàn Nghệ An

2.1.3.1.Các sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín - trên địa bàn Nghệ An.

“Sản phẩm dịch vụ hiện nay của SACOMBANK Nghệ An tương đối đa dạng. Ngoài các sản phẩm truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay SACOMBANK Nghệ An còn đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ chính có thể chia làm 3 nhóm:”

Nhóm 1: Các nghiệp vụ tài sản nợ như tiền gửi thanh tốn, tiền gửi tiết kiệm

khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiết kiệm tích luỹ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, thanh tốn ATM, tiền gửi liên ngân hàng…

Nhóm 2: Các nghiệp vụ tài sản có như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu chứng từ

hàng xuất, kinh doanh ngoại tệ…

Nhóm 3: Các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ quản lý vốn tập trung, thanh toán

“Các nghiệp vụ tài sản nợ giúp tạo nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động. Các nghiệp vụ tài sản có và dịch vụ là sản phẩm kinh doanh giúp mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Trong đó, nguồn thu lãi từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh.”

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 -2019 của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín -trên địa bàn Nghệ An

 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng SACOMBANK Nghệ An

“Với phương châm hoạt động chung của ngân hàng là đi vay để cho vay. Chi nhánh luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kinh doanh của mình. Cơng tác huy động vốn ln được coi trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động của Chi nhánh, do vậy Chi nhánh ln tìm và tận dụng khai thác các nguồn trong nền kinh tế. Các nguồn này bao gồm tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng và cả nguồn tiền gửi tiết kiệm của các nhân, hộ gia đình. Với sự hoạt động tích cực và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của cán bộ, nhân viên chi nhánh, công tác huy động vốn đã đạt được kết quả khả quan trong những năm qua.”

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của SACOMBANK Nghệ An giai đoạn 2017 – 2019 (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọn g (%) 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng Nguồn vốn huy động 655 840 1.057 185 217

1. Phân theo thành phần kinh tế

1.1. Huy động từ dân cư 612 94 795 95 990 94 183 30 195 24

1.2. Huy động từ tổ chức kinh tế 43 6 45 5 67 6 2 -17 22 48

2. Phân theo thời hạn

2.1. Kỳ hạn < 12 tháng 423 65 620 74 735 70 197 46 115 18

2.2. Kỳ hạn > 12 tháng 232 35 220 26 322 30 -12 -6 102 46

3. Phân theo loại tiền

3.1 VND 642 98 825 98 1.006 95 183 28 181 21

3.2 Ngoại tệ 13 2 15 2 51 5 2 15 36 150

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An 2017 - 2019)

- Đánh giá về tốc độ tăng trưởng

Nhìn vào bảng 2.1 về kết quả huy động vốn của SACOMBANK Nghệ An, ta thấy diễn biến tình hình HĐV có chiều hướng tăng dần qua 3 năm cả về số tương đối lẫn tuyệt đối, mặc dù trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới nói chung cũng như trong nước nói riêng gặp rất nhiều khó khăn bất lợi nhưng HĐV của SACOMBANK Nghệ An vẫn tăng trưởng tốt, cụ thể là: Năm 2018 huy động vốn tăng 185 tỷ đồng, tương ứng tăng 30% so với năm 2017, Năm 2019 huy động vốn tăng 195 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tương ứng là 24% so với năm 2018.”

Trong ba năm qua, công tác huy động vốn có được tốc độ tăng trưởng khá như trên là nhờ chính sách áp dụng trần lãi suất của NHNN và thương hiệu SACOMBANK lớn mạnh, khả năng cạnh tranh trong thu hút tiền gửi của SACOMBANK Nghệ An so với các ngân hàng khác - đặc biệt là khối ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh được nâng cao. Bên cạnh đó, do lãi suất tiền gửi khá hấp dẫn trong khi các kênh đầu tư khác tỏ ra kém hiệu quả nên huy động vốn trong những năm qua đạt nhiều tích cực.”

- Về cơ cấu nguồn vốn

+ Phân theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn đóng vai trị chủ đạo chiếm hơn 90% trên số vốn huy động được. Có thể nhận thấy, trong những năm qua, tổng nguồn vốn huy động có tăng trưởng và xét về cơ cấu chất lượng nguồn vốn ổn định, sự tăng trưởng đều. Năm 2018 tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm 17% nhưng năm 2019 nguồn vốn của tổ chức kinh tế tăng 48% so năm 2018 chủ yếu là tiền gửi thanh toán, điều này phần nào phản ảnh đúng thực trạng khó khăn về nguồn vốn của các doanh nghiệp.”

+ Theo kỳ hạn huy động nguồn vốn có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng ln chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm. Nguồn vốn dài hạn, trên 12 tháng chỉ chiếm khoảng trên dưới 35% tổng nguồn vốn huy động. Riêng năm 2019, nguồn vốn huy động có kỳ hạn lớn hơn 12 tháng có tăng với tỷ lệ 30%. Sự tăng trưởng đều của nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn và nguồn vốn trung và dài hạn năm 2019 so với năm 2018 là do Chi nhánh có những bước chuẩn bị tốt trong năm 2017. lượng khách hàng vãng lai có tiền gửi nhỏ lẻ ổn định ngày càng đến với SACOMBANK. “

Như vậy, tuy có sự ổn định cân bằng nguồn vốn huy động nhưng mức độ tăng trưởng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng ngân hàng so với thị trường. Trong thời gian tới chi nhánh cần có biện pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn để xây

dựng nền vốn ổn định hơn và tăng trưởng mạnh theo kỳ vọng của Ban lãnh đạo Ngân hàng.”

+ Phân theo loại tiền

Qua số liệu trên ta thấy công tác huy động vốn ngoại tệ và nội tệ có mức tăng trưởng, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng chưa cao, nội tệ chiếm vị trí chủ đạo trong nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2017 nguồn vốn huy động từ nội tệ là 642 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 98%. Năm 2018 nguồn vốn huy động từ nội tệ đạt 825 tỷ đồng, chiếm 98% trong tổng nguốn vốn, năm 2019 đạt 1.006 tỷ đồng tăng 181 tỷ đồng tương đương 21% so với năm 2014.”

Nguồn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, chỉ chiếm không đến 2% nguồn vốn huy động vào năm 2017, 2018; Năm 2019 có tăng là do thời gian này chi nhánh đã có những chính sách huy động vốn bằng ngoại tệ để thu hút lượng vốn ngoại tệ cịn trơi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó năm 2019 với sự biến động của vàng, bất động sản... nên các nhà đầu tư thường cất giữ dưới dạng ngoại tệ và gửi ngân hàng cho an tồn, ổn định.”

Đánh giá về chính sách huy động vốn của chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn:”

+ So với các ngân hàng trên địa bàn: chi nhánh có các sản phẩm tiền gửi đa dạng, phong phú về kỳ hạn và tiện ích, lãi suất hấp dẫn phù hợp với mọi đối tượng khách hàng;

+ Công tác tiếp thị, marketing triển khai chuyên nghiệp, đồng bộ, thống nhất tồn hệ thống.

+ Cơng tác điều hành huy động vốn linh hoạt, nhạy bén với thị trường, tuân thủ sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước và Hội sở SACOMBANK.

+ Tuy nhiên do hạn chế về nguồn chăm sóc khách hàng, nên trong cơng tác chăm sóc khách hàng của chi nhánh không được “quyết liệt” như các NH TMCP khác.

Như vậy, qua 3 năm, nguốn vốn huy động của SACOMBANK Chi nhánh Nghệ An có sự tăng trưởng nhờ vào việc huy động dưới nhiều hình thức phong phú với các biện pháp tích cực như mở rộng mạng lưới các bàn tiết kiệm, kết hợp bàn huy động tiết kiệm với dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, thu hút tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư, phát hành kỳ phiếu, giấy tờ có giá với các loại có kỳ hạn và khơng kỳ hạn bằng nội tệ và ngoại tệ mạnh có khả

năng chuyển đổi cao, thanh toán trả lương và một số dịch vụ qua hệ thống máy ATM.”

 Tình hình cho vay của SACOMBANK Nghệ An

Huy động vốn là điều kiện cần để tiến hành các hoạt động kinh doanh, còn hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng, nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên trong thời gian qua SACOMBANK chi nhánh Nghệ An đã có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô gắn liền với nâng cao chất lượng cho vay, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Kết quả của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Nghệ An qua 3 năm được thể hiện như sau:”

Bảng 2.2. Tình hình cho vay của SACOMBANK Nghệ An giai đoạn 2017 - 2019

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng dư nợ cho vay 688 858 1.039 170 25 181 21

1. Theo kỳ hạn

1.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn 415 60 446 52 495 48 31 7 49 11 1.2 Dư nợ cho vay trung, dài hạn 273 40 412 48 544 52 139 51 132 32

2. Theo đối tượng khách hàng

2.1 Dư nợ của KHDN 356 52 395 46 428 41 39 11 33 8 2.2 Dư nợ của KHCN 332 48 463 54 611 59 131 40 148 32 3. Theo thành phần kinh tế 3.1 Xây dựng 163 24 85 10 63 6 -78 -48 -22 -26 3.2 KD Bất động sản 33 5 21 3 14 2 -12 -36 -7 -33 3.3 Ngành sx và pp 97 14 192 22 237 23 95 98 45 23 3.4 XNK 42 6 68 8 75 7 26 62 7 10 3.5 Các ngành khác (bao gồm cá nhân) 353 51 492 57 650 63 139 39 158 32

- Đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng

Từ bảng 2.2 ta thấy rằng: Dư nợ đến 31/12/2019 là 1.039 tỷ đồng tăng trưởng 21% so với năm 2018 tương ứng số tiền 181 tỷ đồng. Dư nợ năm 2018 là 858 tỷ đồng tăng trưởng 25% so với năm 2017 tương ứng tăng 170 tỷ đồng. Trong 3 năm qua, tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh là vì chi nhánh đã định hình được hệ khách hàng và đội ngũ kinh doanh đã đi vào ổn định bài bản hoạt động chuyên nghiệp.”

So với khối ngân hàng thương mại của hệ thống, dư nợ tín dụng của chi nhánh từ năm 2017 - 2019 chỉ chiếm tỷ trọng 0.7%. So với năm 2018, năm 2019 tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh có tốc độ tăng trưởng cao hơn của khối NHTM (12,51%).”

- Đánh giá về cơ cấu tín dụng

+ Theo đối tượng khách hàng: Đến 31/12/2019, dư nợ tín dụng cuối kỳ của chi nhánh đạt 1.039 tỷ đồng, trong đó dư nợ khách hàng doanh nghiệp là 428 tỷ đồng, chiếm 41 %/tổng dư nợ, dư nợ khách hàng bán lẻ 611 tỷ đồng, chiếm 59 %/tổng dư nợ, có thể nhận thấy trong 3 năm 2017 - 2019 dư nợ khách hàng doanh nghiệp giảm dần tỷ trọng và đẩy mạnh khách hàng bán lẻ, đây là thế mạnh của SACOMBANK Nghệ An so với các NHTM khác trên địa bàn và là đi đầu về tái cơ cấu dư nợ sang cho vay phân tán.”

+ Dư nợ theo kỳ hạn: Năm 2019, dư nợ ngắn hạn đạt 495 tỷ đồng, chiếm 48%/tổng dư nợ; dư nợ trung dài hạn 544 tỷ đồng, chiếm 52% trên tổng dư nợ.”

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn/tổng dư nợ qua các năm có xu hướng giảm dần năm 2017 là 60%, năm 2018 là 52% và 2019 là 48%, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ có xu hướng tăng dần năm 2017 là 40%, năm 2018 là 48% và 2019 là 52%. Dư nợ trung dài hạn tăng chủ yếu do tăng từ dư nợ cho vay các món nhỏ lẻ tiêu dùng có thời hạn dài. Xu hướng của Chi nhánh là giảm dần cho vay ngắn hạn sang cho vay trung dài hạn phân tán nhỏ lẻ lãi suất chuyên nghiệp. Đây là một sự nỗ lực lớn của Chi nhánh trong việc phát triển nền kinh tế tại địa bàn.”

Một nổi bật trong hoạt động cho vay tại SACOMBANK Nghệ An đó trong thời gian vừa qua là tăng trưởng tín dụng đi đơi với chất lượng tín dụng ln được giữ vững, giảm thiểu tối đa nợ quá hạn, nợ xấu. Ngân hàng thường xuyên rà soát, sàng lọc đội ngũ khách hàng và dư nợ hiện có, tiếp tục đầu tư đối với những khách hàng kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, tín nhiệm với Ngân hàng. Bên cạnh đó khơng ngừng nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng, nhất là đối với các dự án lớn. Trong những năm qua, một mặt vừa tiếp tục tăng

cường mối quan hệ với các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống để giữ vững thị phần, Ngân hàng còn chú trọng đến việc phát triển khách hàng mới đặc biệt là phát triển khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân để đa dạng hơn các hoạt động ngân hàng.”

Tình hình hoạt động dịch vụ của SACOMBANK Nghệ An

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động của nền kinh tế nhưng nhìn chung hoạt động dịch vụ của SACOMBANK Nghệ An trong những năm qua vẫn tiếp tục có những chuyển biến tương đối toàn diện, vững chắc. Hoạt động dịch vụ đã được thực hiện đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác.”

Bảng 2.3. Tình hình hoạt động khác của SACOMBANK - trên địa bàn Nghệ An (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu bảo lãnh 420 433 694 13 3 261 60 Thu TTQT 1.239 1.344 1.082 105 8 -262 -19 Thu TT nội địa 1.928 2.514 2.877 586 30 363 14 Thu Dịch vụ thẻ 436 928 1.074 492 113 146 16 Thu phí Kiều hối 269 576 843 307 114 267 46 Thu phí Thu chi hộ 478 599 398 121 25 -202 -34 Thu phí Bảo hiểm 560 644 353 84 15 -291 -45 Chi dịch vụ -425 -328 -660 97 23 -332 -101

Tổng cộng 4.905 6.710 6.660 1.805 37 -50 -0.7

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của SACOMBANK Nghệ An 2017 - 2019)

Thu dịch vụ của SACOMBANK Nghệ An tăng đều qua các năm, trong đó thu từ dịch vụ TT nội địa vẫn đóng vai trị quan trọng và đem lại mức thu dịch vụ lớn nhất, nếu như năm 2017 đạt 1.928 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39 % tổng thu dịch vụ, thì đến năm 2018 đạt 2.514 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37 % và năm 2019 đạt 2.877 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng là 43%. Đây là mảng dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng truyền thống, chủ yếu tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp, khách hàng truyền thống kinh doanh, có uy tín với ngân hàng.”

Nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế và dịch vụ thẻ tăng trưởng đều đặn qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của SACOMBANK Nghệ An, nếu năm 2017 SACOMBANK Nghệ An thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế chỉ đạt 1.239 triệu đồng và dịch vụ thẻ chỉ 436 triệu đồng thì tính đến năm 2019 thu nhập từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 1.082 triệu đồng và dịch vụ thẻ là 1.074 triệu đồng.”

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w