1.3.1 .Các yếu tố khách quan
2.4. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng
2.4.2. Đánh giá công tác tổ chức bộ máy quản lý cho vay
Trong thời gian vừa qua, ngoài việc tuân thủ chặt chẽ các quy định tại Hội sở chính thì SACOMBANK Nghệ Ancũng đã ứng dụng và triển khai thành công cho
chi nhánh mơ hình quản lý hoạt động cho vay. Nhờ có hệ thống quản lý chặt chẽ mà trong những năm qua hoạt động cho vay tại SACOMBANK Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Chất lượng và hiệu quả cho vay được cải thiện thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,32% năm 2018 xuống còn 0,48% năm 2019, dư nợ cho vay tăng từ 589,56 tỷ đồng năm 2018 lên 759,76 tỷ đồng năm 2019. Với chính sách cho vay đúng đắn, phù hợp với mục tiêu và đặc điểm thị trường của chi nhánh thì thị phần cho vay của SACOMBANK Nghệ An đã không ngừng mở rộng. Với tỷ lê nợ xấu giảm và ở mức chấp nhận được trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn hay nói cách khác chất lượng cho vay khơng ngừng được nâng cao cho thấy việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh trong thời gian qua là đã đạt được những thành công nhất đinh. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay của chi nhánh vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế, cụ thể: trong tổng số 20 cán bộ được khảo sát có 11 cán bộ chiếm 55% và 3/5 lãnh đạo hài lòng với cách tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay đang áp dụng tại SACOMBANK Nghệ An; 2/5 lãnh đạo và 9/20 cán bộ chưa hài lịng vì họ cho rằng mơ hình này cịn cồng kềnh, chưa phù hợp với quy mô, số lượng cán bộ hiện đang có của Chi nhánh.”
Nếu xét trên khía cạnh về quản lý thì cách thức tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay đang áp dụng tại chi nhánh khá hiệu quả do mơ hình quản lý hoạt động cho vay này được xây dựng phù hợp nhất với những đặc điểm tại chi nhánh tuy nhiên việc xây dựng mơ hình này phải được dựa trên hành lang quy định của Hội sở chính do vậy cịn nhiều bất cập như: Mơ hình q cồng kềnh trong khi chi nhánh Nghệ An là một chi nhánh nhỏ. Việc áp dụng và thực hiện nghiêm ngặt mơ hình quản lý này gây khá nhiều khó khăn cũng như tốn kém về thời gian cho cán bộ nhân viên vì có q nhiều các phịng ban. Khơng những vậy việc thống nhất giữa các phòng ban cịn chưa thực sự hiệu quả. Ngồi ra, việc liên tục thay đổi văn bản, biểu mẫu cũng gây khơng ít phiền tối cho cán bộ. Mơ hình cịn mang tính hình thức chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tại chi nhánh cũng như địa bàn chi nhánh hoạt động khiến cho việc tìm kiếm khách hàng trở nên khó khăn.”
Theo kết quả điều tra, trong tổng số 5 lãnh đạo được khảo sát chỉ có một lãnh đạo hài lòng với việc phân cấp thẩm quyền phán quyết trong cho vay tại chi nhánh và có tới 4/5 lãnh đạo chưa hài lòng.”
Theo thực tế, mặc dù việc ban hành văn bản thẩm quyền phán quyết tại chi nhánh đảm bảo được sự phân tán rủi ro cũng như sự minh bạch, cơng tâm trong q
trình cấp cho vay tuy nhiên việc ủy quyền phán quyết cho Phó Giám đốc QLKH quá thấp (hạn mức phê duyệt cho vay ngắn hạn dưới 2 tỷ đồng) khiến cho việc giải quyết các hồ sơ trở nên phức tạp và tốn kém thời gian vì phải trình cấp có thẩm quyền cao hơn xem xét do đó ngân hàng cần có chính sách điều chỉnh mức phán quyết cho vay của PGĐ phụ trách QLKH.”