Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 54 - 59)

1.3.1 .Các yếu tố khách quan

2.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sà

2.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động cho vay

2.2.2-1. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động cho vay của SACOMBANK Nghệ An

(Nguồn: SACOMBANK Nghệ An)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý cho vay của SACOMBANK Nghệ An

Để đảm bảo cho việc cấp cho vay đối với khách hàng minh bạch thì phải tuân thủ nguyên tắc tách bạch các khâu: đề xuất cho vay- thẩm định rủi ro- tác nghiệp. Trong đó:”

*) Hội đồng cho vay cơ sở của chi nhánh: là cấp có thẩm quyền cao nhất trong việc cấp cũng như quản lý hoạt động cho vay được Tổng giám đốc ra quyết định

HỘI ĐỒNG CHO VAY CƠ

SỞ GIÁM ĐỐC PHÒNG QLRR PGĐ PHỤ TRÁCH TÁC NGHIỆP PGĐ PHỤ TRÁCH KHÁCH HÀNG Phòng Quản lý khách hàng Phòng QTTD

thành lập. Hội đồng cho vay cơ sở có trách nhiệm giải quyết các khoản cho vay nằm trong thẩm quyền của chi nhánh nhưng vượt thầm quyền của giám đốc chi nhánh. Những khoản vay do hội đồng cho vay cơ sở ra quyết định phê duyệt thì mọi phát sinh liên quan đến những khoản vay này phải được hội đồng cho vay cơ sở họp bàn và đưa ra quyết định cuối cùng do đó hạn chế được tối đa những rủi ro phát sinh do ý chủ quan.”

*) Giám đốc chi nhánh: là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Là người trực tiếp quản lý phòng QLRR để đảm bảo hệ thống các văn bản liên quan đến hoat động cho vay phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.”

*) Phó giám đốc (PGĐ) phụ trách khách hàng: là lãnh đạo quản lý trực tiếp Phòng quản lý khách hàng và cũng là người ra phê duyệt cho vay đối với những khoản vay trong thẩm quyền phán quyết của PGĐ phụ trách khách hàng.”

*) Phòng Quản lý rủi ro (QLRR): là nơi thực thi các chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh. Phịng cũng có trách nhiệm soạn thảo các văn bản, chính sách cho vay cụ thể đối với chi nhánh và các văn bản liên quan đến thẩm quyền phán quyết trong chi nhánh dựa trên khung văn bản do hội sở chính ban hành nhằm điều phối mọi hoạt động cho vay trong chi nhánh. Đảm bảo hoạt động này được chạy một cách trơn chu nhưng vẫn đảm bảo an tồn. Ngồi ra phịng quản lý rủi ro sẽ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro cho vay như: phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạng rủi ro cho vay. Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục, rà sốt, đánh giá rủi ro cho vay và các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay của chi nhánh. Bên cạnh đó, phịng cũng có trách nhiệm thẩm định rủi ro và lập báo cáo rủi ro đối với những món vay vượt thẩm quyền của PGĐ phụ trách khách hàng để trình cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt. Đối với những khoản vay nợ xấu khi đáp ứng đủ điều kiện xử lý thì phịng QLRR cũng là nơi đề xuất với ban lãnh đạo chi nhánh và các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý rủi ro để gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh.”

*) Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp: chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ giải ngân và ký duyệt giải ngân sau khi khoản vay đã được phê duyệt”

*) Phòng quản lý khách hàng (QLKH): là phòng trực tiếp tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, lập báo cáo đề xuất đối với những khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cho vay và trình cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt. Ngồi ra phịng này chịu

trách nhiệm theo dõi, kiểm tra sau cho vay và đôn đốc khách hàng trả gốc lãi đối với những món vay quá hạn. ”

*) Phịng quản trị tín dụng (QTTD): là nơi kiểm tra lại một lần nữa tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của hồ sơ. Sau đó có trách nhiệm lập đề xuất giải ngân trình lãnh đạo phụ trách tác nghiệp phê duyệt giải ngân cho khách hàng. Ngồi ra, Phịng này cũng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ gốc, nhập thông tin các khoản vay vào hệ thống để theo dõi, nhắc nhở Phòng quản lý khách hàng đơn đốc khách hàng với những món vay q hạn.”

2.2.2-2. Thực trạng triển khai hoạt động cho vay

Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Thương Tín đã hồn thiện hệ thống quy trình, thủ tục cho vay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, tuy nhiên hệ thống các quy trình này thường xuyên được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Theo đó, tại các chi nhánh của SACOMBANK, căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và quy mơ, tính chất của khoản vay, cán bộ quản lý khách hàng lập tờ trình thẩm định, cán bộ quản lý rủi ro đánh giá rủi ro khoản vay (nếu có). Sau đó, tùy thuộc vào thẩm quyền phán quyết của các cấp tương ứng mà trình lên Phó giám đốc quản lý khách hàng, Giám đốc chi nhánh, Hội đồng cho vay cơ sở để xét duyệt khoản vay. Căn cứ vào quyết định phê duyệt cho vay, cán bộ quản lý khách hàng chuyển hồ sơ xuống phòng quản trị cho vay để tiến hành kiểm tra lại một lần nữa về tính pháp lý của hồ sơ sau đó nhập hồ sơ vào hệ thống và tiến hành giải ngân. Quy trình cho vay được thực hiện theo 6 bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ (sơ tuyển đánh giá)

Đây là bước khởi đầu trong quy trình cho vay của chi nhánh. Công tác quản lý cho vay cũng được thực hiện tốt tại ngay bước này để đảm bảo phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho chi nhánh. Mục đích của bước này là giúp ngân hàng lựa chọn những khách hàng tốt nhất trong số các nhu cầu xin vay tại ngân hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo việc lựa chọn khách hàng là hợp lý và chính xác các cán bộ tác nghiệp (cán bộ quản lý khách hàng) cần phải phỏng vấn và đánh giá sơ bộ thơng tin khách hàng, kiểm tra hình thức hồ sơ, thu thập và kiểm tra chéo thông tin. Công việc này yêu cầu cán bộ quản lý khách hàng phải tiến hành một cách thận trọng, độc lập, đánh giá khách hàng khách quan.

• Thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn và thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng.

Trong bước này cán bộ quản lý khách hàng phải tiến hành xem xét, thẩm định uy tín khách hàng để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên, phát hiện kịp thời những hiện tượng lừa đảo ngay từ ban đầu của khách hàng thiếu trung thực. Bên cạnh đó cũng phải xem xét mối quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác để có cái nhìn tổng quan về khách hàng. Khơng những vậy cán bộ quản lý khách hàng cịn phải thận trọng xem xét tình hình hoạt động kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng dựa trên các báo cáo tài chính để đưa ra những dự đốn chính xác nhất về khách hàng trong thời gian vay. Đồng thời cán bộ quản lý khách hàng cũng phải thẩm định giá trị tài sản, tính pháp lý, khả năng phát mại…của tài sản đảm bảo để hạn chế được tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. cán bộ quản lý khách hàng phải kết hợp nhiều thơng tin để đưa ra nhận định chính xác nhất về tình hình tài chính của khách hàng như: Quan hệ cung cầu, quy mô tổ chức kinh doanh, chất lượng quản lý, trình độ tay nghề nhân cơng để đưa ra được báo cáo đề xuất cho vay một cách khách quan nhất hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

• Lập báo cáo rủi ro

Trong báo cáo này có đề xuất của cán bộ quản lý khách hàng về quy mơ khoản vay. Sau đó tùy thuộc vào quy mơ khoản vay thì bộ phận QLRR có trách nhiệm báo cáo đánh giá rủi ro để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng. Báo cáo rủi ro là một tài liệu quan trọng làm cơ sở để chi nhánh có biện pháp phịng ngừa và phân tán rủi ro thông qua quy định về mức phán quyết. Mức phán quyết cụ thể đối với khoản vay tại chi nhánh như sau:

- Nếu mức cho vay ngắn hạn dưới 2 tỷ đồng thì sau khi đề xuất cho vay được lãnh đạo Phịng quản lý khách hàng thơng qua sẽ được chuyển tồn bộ hồ sơ qua Phó giám đốc phụ trách phịng quản lý khách hàng xem xét và phê duyệt cho vay.

- Mức cho vay ngắn hạn từ 2 tỷ đồng trở lên đến 9 tỷ đồng tức là món vay vượt quyền phán quyết của PGĐ phụ trách quản lý khách hàng cán bộ phịng QLKH trình PGĐ phụ trách phịng quản lý khách hàng xem xét sau đó trình giám đốc chi nhánh ký phê duyệt. Với món vay ngắn hạn từ 9 tỷ đồng trở lên đến 21 tỷ đồng phịng QLKH sau khi trình lãnh đạo phịng thì chuyển tồn bộ hồ sơ sang phịng quản lý rủi ro, cán bộ phịng QLRR có trách nhiệm phải lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khía cạnh như: tính pháp lý, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, hiệu quả

của phương án, tài sản bảo đảm, và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đề xuất, kiến nghị trình giám đốc chi nhánh xem xét và ra quyết định

- Mức cho vay từ 21 tỷ đồng trở lên đến 30 tỷ đồng tức là món vay vượt quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh thì cán bộ phịng QLRR phải lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khía cạnh như: tính pháp lý, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, hiệu quả của phương án, tài sản bảo đảm, và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đề xuất, kiến nghị trình hội đồng cho vay cơ sở xem xét và ra quyết định

- Mức cho vay từ 21 tỷ đồng trở nên tức là món vay vượt quyền phán quyết của Chi nhánh thì cán bộ Phịng QLRR phải lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khía cạnh như: tính pháp lý, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, hiệu quả của phương án, tài sản bảo đảm, và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đề xuất, kiến nghị trình Hội đồng cho vay cơ sở xem xét cho ý kiến sau đó cán bộ QLKH chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để trình lên ban khách hàng doanh nghiệp tại hội sở chính xem xét và phê duyệt.

Như vậy, với quy định mức phán quyết chặt chẽ như trên chi nhánh đã đảm bảo thực hiện triệt để nguyên tắc quản lý quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cán bộ có liên quan trong quy trình cho vay. Bên cạnh đó, việc ban hành thẩm quyền phán quyết này giúp cho chi nhánh hạn chế được tối đa những rủi ro, phân tán rủi ro, tránh làm việc theo cảm tính. Đối với những món vay phức tạp có sự tham gia thẩm định, lấy ý kiến của nhiều cá nhân như vậy đảm bảo cho sự minh bạch, cơng tâm trong q trình cấp cho vay. Từ đó, chi nhánh có thể ngăn chặn được những rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng có thể phát sinh trong q trình cho vay. Ngồi ra, nó cũng tạo được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chệ độ và quy định, phù hợp với quy mô, điều kiện của chi nhánh, trình độ, năng lực và phẩm chất của người được ủy quyền, đảm bảo hiệu quả, an toàn chất lượng hoạt động cho vay tại chi nhánh.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Một quyết định sai có thể sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế trong bước này phải đảm bảo cấp có thẩm quyền ra quyết định có trách nhiệm kiểm sốt chặt chẽ tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của hồ sơ. Phải thận trọng xem xét khách quan lại một lần nữa trước khi đưa ra quyết định cuối cùng tránh đưa ra những quyết định sai lầm. Mỗi quyết định của người có thẩm quyền phải đưa ra được lý do tại sao từ chối cấp cho vay hoặc tại sao đồng ý cấp cho vay để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và rõ ràng hạn chế được rủi ro mang tính cá nhân.

Bước 4: Giải ngân

Cán bộ QLKH thương lượng với khách hàng về các điều kiện giải ngân. Yêu cầu khách hàng phải cung cấp đầy đủ các chứng từ trình giải ngân. Ở bước này cán bộ QLKH kiểm tra thật cẩn trọng các chứng từ giải ngân xem có đủ điều kiện để giải ngân hay không. Nếu các chứng từ đủ điều kiện giải ngân thìcán bộ QLKH chuyển giao hồ sơ xuống Phịng quản trị cho vay để tiến hành kiểm tra lại một lần nữa về tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của hồ sơ cũng như các chứng từ giải ngân để tiến hành giải ngân và lưu trữ hồ sơ để theo dõi quản lý khách hàng. Ở bước này cán bộ phịng quản trị cho vay hồn tồn có quyền từ chối giải ngân nếu hồ sơ không đáp ứng đủ các điều kiện trong cho vay. Đảm bảo tính tách bạch trong khâu đề xuất-giải ngân từ đó cũng hạn chế được rất nhiều rủi ro cho ngân hàng trong quá trình tác nghiệp.

Bước 5: Quản lý và giám sát các khoản vay

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình quản lý cho vay bởi lẽ việc liên tục kiểm tra, giám sát các khoản cấp cho vay giúp cho ngân hàng phát hiện sớm nhất nếu có rủi ro xảy ra để kịp thời đưa ra được những biện pháp xử lý tránh gây tổn thất cho ngân hàng. Cán bộ QLKH cũng phải thường xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp tháo gỡ nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời từ đó cũng đảm bảo việc kinh doanh của khách hàng là liên tục.

Bước 6: Thu nợ, xử lý nợ

Bước này là bước cuối cùng trong quy trình cho vay. Ở bước này cán bộ QLKH phải có trách nhiệm thu nợ, thanh lý hợp đồng cũng như phải đưa ra các biện pháp xử lý nợ kịp thời nếu để xảy ra nợ xấu để đảm bảo hạn chế tối đa những tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w