Đánh giá công tác tổ chức triển khai hoạt dộng cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 73 - 75)

1.3.1 .Các yếu tố khách quan

2.4. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng

2.4.3. Đánh giá công tác tổ chức triển khai hoạt dộng cho vay

Quy trình cho vay của ngân hàng được đánh giá là ngắn gọn, rõ ràng và dễ thực hiện (khoảng 70% khách hàng hài lòng với thủ tục cho vay, Tài sản đảm bảo khoản vay...; 64% cán bộ lãnh đạo cũng đồng ý với điều này). Bên cạnh những đánh giá tích cực như trên thì cũng có khơng ít ý kiến cho rằng quy trình cho vay của ngân hàng vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế như: chưa chặt chẽ và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các nội dung cơ bản của tất cả hồ sơ vay vốn được xem xét thẩm định khá chặt chẽ và đầy đủ trong một quy trình thống nhất. cán bộ cho vay các cấp đã xác định được những vấn đề cần quan tâm xem xét trong nội dung hồ sơ. Quy trình cho vay được đưa ra nhằm đảm bảo hoạt động cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro từng khâu, từng bước được xác định trong q trình vay. Ngồi ra, quy trình cho vay được tiến hành xem xét, đánh giá tính khả thi của hồ sơ vay vốn về các mặt pháp lý, tính cấp thiết của phương án sản xuất kinh doanh, thị trường đầu ra, thị trường đầu vào, đánh giá về tổ chức quản lý đến hiệu quả tài chính của phương án nhằm đảm bảo an tồn cho hoạt động cho vay. Mặc dù quy trình cho vay đang áp dụng tại chi nhánh cũng khá an toan và hiệu quả do quy trình được xây dựng dựa trên các quy định cụ thể tại hội sở chính và các đặc điểm tại chi nhánh tuy nhiên quy trình cịn phụ thuộc q nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ QLKH. Thực tế hiện nay, để thực hiện đánh giá thẩm định một khoản cho vay thì một cán bộ QLKH là người thực hiện tất cả các khâu trong quá trình thẩm định từ thẩm định tài chính cho đến thẩm định tài sản đảm bảo. Cán bộ QLKH phải thực hiện nhiều khâu trong quy trình cho vay từ lấy thơng tin tài liệu do khách hàng cung cấp đến thực hiện phân tích cho vay. Sau khi giải ngân, cán bộ QLKH có nhiệm vụ giám sát khoản vay, thu lãi, gốc đầy đủ, kiểm tra sử dụng vốn sau cho vay. Với quy trình như trên thì trách nhiệm của cán bộ QLKH là rất lớn và sẽ khơng tránh khỏi khiếm khuyết. Đó là, chưa kể đến rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QLKH đó. Điều này, nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tới chất lượngquản lý hoạt động cho vay của ngân hàng.”

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động cho vay đó là yếu tố con người. Mặc dù có khoảng 62% ý kiến của các khách hàng được khảo sát cho rằng chất lượng cán bộ và chất lượng tiếp thị,chăm sóc khách hàng của cán bộ là tương đối tốt; thời gian giải quyết hồ sơ tương đối nhanh (70% khách hàng; 80% cán bộ và lãnh đạo hài lòng) mặc dù có khoảng 50- 60% cán bộ và lãnh đạo ngân hàng được khảo sát cho rằng số lượng cán bộ quan hệ khách hàng của ngân hàng hiện nay còn thiếu so với nhu cầu thực tế của ngân hàng do đó một cán bộ phải đảm nhiệm khối lượng cơng việc tương đối lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc; điều này cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của tồn thể cán bộ nhân viên.”

Để có được những kết quả trong cơng tác quản lý hoạt động cho vay cũng như hoạt dộng kinh doanh của chi nhánh không thể không kể đến sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất của ngân hàng. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra tác giả thấy có khoảng 40% ý kiến đánh giá chưa hài lòng với cơ sở vật chất, hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện có của chi nhánh. Mặc dù cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, cơng nghệ thơng tin của chi nhánh đã đảm bảo đầy đủ phục vụ cho nhu cầu công việc hàng ngày của cán bộ, tuy nhiên chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp và chưa tạo điều kiện cho việc áp dụng mô hình quản lý hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w