1.3.1 .Các yếu tố khách quan
3.2. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng
3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm tra, giám sát
Tăng cường công tác kiểm tra sau khoản vay, nâng cao chất lượng chuyên
Quy định chặt chẽ trách nhiệm của cán bộ tín dụng về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của khách hàng và kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải được ghi nhận vào biên bản. Nếu có dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn của khoản vay, cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp. u cầu khách hàng chuyển các giao dịch về tài khoản tại SACOMBANK Nghệ An để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng có những thay đổi bất thường nào không. Đây là cách giám sát từ xa.
Khi có sự thay đổi về nhân sự quản chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khác , cần quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao, nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản đảm bảo, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.
Hiện nay thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng trong thời gian qua là khá căng thẳng, phải làm thêm ngoài giờ , ngày nghỉ...khá phổ biến. Dẫn đến hạn chế các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản cho vay. Nhằm đảm bảo an tồn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới, việc tăng cường lực lượng cả về số lượng và chất lượng giúp đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng.
Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư, nên xem xét sự cần thiết phải có sự hỗ trợ tăng cường của các chuyên gia am tường về lĩnh vực tài trợ cho vay để xác định đúng được nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro.
Kiểm soát chất lượng cho vay đảm bảo thực hiện cho vay an toàn và phát
triển bền vững”
- Quán triệt thực hiện ngay từ khâu tiếp thị, thẩm định hồ sơ cho vay và đề xuất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và Ngân hàng hội sở. Đảm bảo tuân thủ các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân, kiên quyết khơng để tình trạng nợ điều kiện tín dụng (đặc biệt là điều kiện về tài sản bảo đảm, pháp lý khoản vay).”
- Thực hiện rà soát đánh giá, theo dõi và kiểm tra chặt chẽ khách hàng vay, khoản vay và tài sản bảo đảm (trước, trong và sau khi cho vay), trong đó đặc biệt thực hiện nghiêm túc cơng tác quản lý dịng tiền, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư hàng hóa bảo đảm tiền vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và quản trị khách hàng. Triển khai có hiệu quả công tác nhắc nợ đến hạn đối với khách hàng, kịp thời nắm bắt thông tin khách hàng tại các chi nhánh và tại các tổ chức tín dụng khác để đưa ra phán quyết tín dụng cũng như biện pháp ứng xử thích hợp kịp thời, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ xấu mới.”
- Thực hiện chám điểm xếp hạng tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng tình hình khách hàng và chất lượng cho vay.”
- Chủ động rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ bị kéo nhóm theo CIC để đề xuất và triển khai các giải pháp xử lý kịp thời, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu.”
- Quản lý chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có liên quan để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm, nguy cơ ảnh hưởng dây chuyền trong nhóm khách hàng có liên quan, nguy cơ nhóm nợ để có biện pháp ứng xử phù hợp kịp thời.”
- Định kỳ hạn trả nợ phù hợp với nguồn thu của khách hàng, quản lý dịng tiền của khách hàng khơng để phát sinh nợ quá hạn, không để tồn đọng lãi dự thu cao. Tập trung bám sát khách hàng để đôn đốc thu lãi, đặc biệt đối với các khách hàng có dư nợ lãi cao, lãi phát sinh của các khoản nợ quá hạn và lãi treo.”
Tăng cường công tác giám sát khách hàng.
Một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất về chất lượng của công tác quản lý hoạt động cho vay là tỷ lệ nợ xấu tại chi nhánh. Chính vì vậy, việc quản lý tốt cơng tác quản lý rủi ro cũng là một trong những việc làm hết sức quan trọng trong việc hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh. Trong đó, đẩy mạnh cơng tác giám sát khách hàng là việc làm hết sức thiết thực nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động cho vay tại chi nhánh. Để giảm thiểu được nhưng rủi ro từ phía khách hàng thì SACOMBANK chi nhánh Nghệ An cần có những giải pháp giám sát khách hàng thật hiệu quả. Cụ thể như:”
- Quy định chặt chẽ yêu cầu cán bộ QLKH phải tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nhất là các khoản vay có khả năng xảy ra
rủi ro. Đặc biệt, chi nhánh cần chú trọng giám sát hoạt động của khách hàng sau khi giải ngân đảm bảo yêu cầu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã cam kết.”
- Chi nhánh cũng cần quản lý đầy đủ các nguồn thu từ hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng, kịp thời phát hiện những vi phạm để có những biện pháp xử lý phù hợp.”
- Tăng cường việc đến thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng để có những thơng tin bổ ích về thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng tồn kho, chất lượng tài sản đảm bảo cũng như sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng.”
Tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm tốn nội bộ
”Hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng được mở rộng. Nhưng nếu cho vay được mở rộng mà không quan tâm đúng mức đến cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ thì chất lượng hoạt động cho vay sẽ giảm đi dẫn đến nợ quá hạn và nợ khó địi tăng cao. Vì vậy, vai trị của cơng tác kiểm tra, kiểm soát phải được nâng lên ở mức cao tương ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động cho vay.”
Công tác kiểm tra kiểm sốt được đề cập khơng chỉ nhằm đơn thuần kiểm tra khách hàng mà còn quan trọng ở chỗ là kiểm tra giám sát việc làm của cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng theo đúng quy chế, cơ chế đảm bảo kinh doanh an toàn hiệu quả và đúng pháp luật.”
Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh được quy định như sau:
- Thực hiện kiểm tra kiểm soát theo chỉ thị của trực tiếp của Giám đốc. Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm toán và kiến nghị với Giám đốc chi nhánh những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chủ trương chính sách chế độ xử lý cá nhân, tổ chức sai phạm được phát hiện trong kiểm tốn.”
- Phối hợp với các phịng nghiệp vụ để kiểm tra kiểm soát kế hoạch và thực hiện kiểm tra theo yêu cầu của Giám đốc.”
Từ đó cho thấy, tổ chức tốt bộ máy kiểm tra nội bộ là một trong các biện pháp hữu hiệu để tự bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của chi nhánh. An tồn kinh doanh tiền tệ tín dụng tại chi nhánh phải dựa vào cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ rất nhiều. Trong điều kiện chi nhánh có thể đặt ra việc kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với từng món vay và đối với từng khách hàng sao cho tránh
phiền hà mà cơng tác này có hiệu quả áp dụng kiểm tra, kiểm sốt dự phịng nhiều hơn là xử phạt tăng độ an toàn về vốn tài sản.”
Về vấn đề nhân sự: Bố trí người làm cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ ln qn triệt đặt lợi ích của ngân hàng lên trên đầu trong mọi trường hợp có bản lĩnh vững vàng có kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động ngân hàng, kế tốn, tài chính hiểu biết pháp luật và có trình độ, có kinh nghiệm cơng tác, trung thực độc lập trong cơng việc, có tinh thần trách nhiệm, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.”
Quyết liệt xử lý nợ xấu, thu hồi nợ
- Chủ động, tích cực triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.”
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp xử lý nợ xấu đến từng khách hàng, phân công trách nhiệm đến từng các bộ và thường xuyên giám sát, đơn đốc việc triển khai thực hiện.”
- Đảm bảo trích lập đủ dự phòng để đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro và đảm bảo kế hoạch trích lập dự phịng rủi ro trái phiếu đặc biệt của các khoản nợ bán VAMC.”
- Tập trung nguồn lực, quyết liệt thu hồi nợ ngoại bảng, nợ bán cho VAMC.”