Quan điểm, mục tiêu và định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 80 - 83)

1.3.1 .Các yếu tố khách quan

3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương

hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn Thương tín nói chung và trên địa bàn Nghệ An nói riêng đến năm 2025, tầm nhìn 2030

3.1.1. Quan điểm hoạt động cho vay khách hàng cá nhân củaSACOMBANK SACOMBANK

3.1.1-2. Quan điểm về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An

Trong thời gian tới, SACOMBANK Nghệ An sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển khối khách hàng mới trong đó chú trọng đến khách hàng cá nhân. Mục tiêu trong thời gian tới là tiếp tục tăng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng, khai thác thị trường tiềm năng tại các vùng phụ cận,

nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, phát triển và hoàn thiện sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân nhằm tạo nên hệ thống sản phẩm - dịch vụ liên kết cho khách hàng cá nhân, giúp họ có thể hưởng những lợi ích đầy đủ khi tiếp cận với cơng nghệ ngân hàng.

- Tiếp tục cải tiến quy trình quy chế về cho vay khách hàng cá nhân. Nâng cao tính chun nghiệp trong cơng tác phục vụ và chăm sóc khách hàng. Thực hiện tách phòng khách hàng thành phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp làm đầu mối giữa ngân hàng với khách hàng cá nhân.

- Đa dạng hoá danh mục sản phẩm cung cấp cho khách hàng cá nhân một cách phù hợp với nhu cầu của thị trường mục tiêu và các phân khúc thị trường được lựa chọn.

- Thành lập thêm các Phòng Giao dịch tại các địa bàn có tiềm năng về kinh tế, các khu đơng dân cư nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu cho vay KHCN - Tiếp tục cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ.

- Thực hiện nghiên cứu kỹ thị trường, chủ động và tích cực tìm đến khách hàng.

3.1.2. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

“Đối với SACOMBANK - Chi nhánh Nghệ An, mục tiêu đặt ra là phải trở thành ngân hàng hàng đầu tại Nghệ An về quy mô cũng như chất lượng phục vụ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng trọn gói với công nghệ hiện đại, các sản phẩm dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao, hoạt động với phương thức linh hoạt, mở rộng mạng lưới tới các địa điểm có vị trí kinh doanh thuận lợi trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện, thị xã lân cận.”

2. Mục tiêu đến năm 2025, tầm nhìn 2030

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng cường bộ máy kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.

- Đến năm 2025 phấn đấu trở thành một trong 5 ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn về quy mô và hiệu quả hoạt động.

- Mở rộng mạng lưới kênh phân phối, đến năm 2025 là 6 PGD; mở rộng thêm hệ thống máy ATM và các điểm POS.

- Nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường bằng cách giữ vững và đẩy mạnh phát triển huy động vốn, nâng cao chất lượng tín dụng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ bán lẻ; tăng cường năng suất lao động, đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên.

3. Về quy mô hoạt động, chất lượng, hiệu quả đến năm 2025

* Quy mô hoạt động của chi nhánh

- Dư nợ tín dụng cuối kỳ: Tăng trưởng bình quân 25%/năm - Huy động vốn cuối kỳ: Tăng trưởng bình quân 20%/năm - Định biên lao động cuối năm 2025: 160 người.

* Cơ cấu, chất lượng hoạt động của chi nhánh - Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng dư nợ: 60% - Tỷ trọng huy động vốn dân cư: 96%

- Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ tối thiểu: 60% - Tỷ trọng dư nợ nhóm 2/Tổng dư nợ: 1.2%

- Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ: 0.5% - Thu dịch vụ ròng tăng trưởng: 20,3%. - Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng: 25%.

- Về thu nhập của người lao động tăng trưởng: 12,6%

3.1.3. Định hướng

3.1.3-1. Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Thương Tín Qua 30 năm hình thành và phát triển, SACOMBANK hơm nay có thể khẳng định là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Đối mặt với thách thức trong thời gian tới khi mà tình hình nền kinh tế nói nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc giải quyết tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Thương Tín đã đề ra định hướng phát triển như sau:

- Tiếp tục tái cơ cấu nguồn vốn, tập trung huy động phân tán; nâng cao năng lực hoạt động thơng qua phát triển mảng tài chính, cơng nghệ, quản lý rủi ro chặt chẽ.

- Tăng trưởng tín dụng thận trọng; tiếp tục tăng cường cho vay phân tán, nhỏ lẻ - Tái cơ cấu lực lượng cán bộ nhân viên, tăng nguồn lực bán hàng.

- Nâng cao hơn nữa năng suất và hiệu suất lao động; Quản trị chặt chẽ chi phí điều hành.

- Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ để tạo nền tảng thu nhập ổn định, tăng trưởng không thấp hơn 20%.

- Công tác phân bổ, điều hành, đánh giá KH phải gắn liền với các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoạt động của các đơn vị và áp dụng cụ thể đến từng cán bộ nhân viên.

- Tập trung xử lý nợ xấu, nợ cơ cấu; tăng cường cơng tác ngăn chặn nợ q hạn phát sinh; Kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; Bảo đảm kiểm soát các chỉ số an toàn hoạt động như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) >10%, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn dưới 30%.

- Tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các hạn chế, tận dụng tất cả nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh trong giai đoạn tới Năm 2025, Ngân àng phấn đấu vượt kế hoạch đề ra: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) và lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt đạt 1,5% và 14,5%; đồng thời kiểm soát chi phí điều hành trên tổng thu nhập thuần dưới 50%.

- Tập trung thực hiện việc tái cấu trúc Ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, quy mơ tổ chức, mơ hình kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phấn đấu đưa SACOMBANK trở thành “Ngân hàng bán lẻ lớn

nhất Việt Nam và khu vực Đơng Nam Á” với mục tiêu “Tăng trưởng an tồn – Hiệu quả bền vững”.

3.1.3-2. Định hướng phát triển của SACOMBANK - CN Nghệ An

Bám sát định hướng chung của toàn ngành Ngân hàng và NHTM Cổ phần Sài Gòn - Thương Tín Việt Nam, Ngân hàng SACOMBANK - CN Nghệ An đã nhận diện được những điểm mạnh - yếu, khó khăn – thách thức của mình trong thời gian vừa qua. Từ đó ngân hàng đã đề ra những định hướng phát triển hoạt động cho vay trong thời gian tới nhằm cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và khống chế RRTD, đảm bảo tổn thất ln ở mức thấp nhất có thể, bao gồm các định hướng sau:”

- Tiếp tục đổi mới hồn thiện quy trình cấp tín dụng, nâng cao hiệu quả quản lý các khoản nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng an tồn và hiệu quả.”

- Áp dụng các hệ thống chấm điểm tín dụng linh hoạt, kết hợp với việc thẩm định các chỉ số tài chính và phi tài chính, những thơng tin liên quan của khách hàng để ra quyết định đúng đắn, chính xác trong việc cấp tín dụng.”

- Từ những nguyên nhân phát sinh RRTD trên thực tế, kết hợp với những kinh nghiệm nhận biết rủi ro để tập trung vào cơng tác phịng ngừa và giảm thiểu RRTD theo hai hướng là từ phía Ngân hàng và từ phía khách hàng.”

- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng, các chuyên viên khách hàng cùng tham gia trong các hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm dịch vụ hiện có và các sản phẩm dịch vụ mới.”

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín trên địa bàn nghệ an (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w