Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ chính trị quan trọng và mục tiêu hướng tới của chính quyền các cấp.
Phát triển kinh tế là quá trình chuyển đổi kinh tế có liên quan đến việc chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thơng qua q trình cơng nghiệp hóa, tăng tổng sản phẩm trong nước và thu nhập đầu người. Phát triển kinh tế thể hiện qua các yếu tố như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế; sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng…
Phát triển xã hội là làm cho con người được sống trong môi trường tự nhiên và xã hội trong sạch, lành mạnh, an toàn; đầy đủ cả về các điều kiện về vật chất và các yếu tố tinh thần; Phát triển xã hội được thể hiện qua các yếu tố về an sinh xã hội, cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe, công tác giáo dục đào tạo; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo; tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động qua đào tạo....
Tác động của phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến việc NCCLCCCX thể hiện:
Một là, kinh tế - xã hội của địa phương phát triển thì các nhiệm vụ quản lý sẽ nặng nề hơn cả về quy mơ và chất lượng. Khi đó cơ quan quản lý khơng
chỉ phải bố trí đầy đủ số lượng, mà còn phải nâng cao chất lượng nghiệp vụ, năng lực tốt. Ngược lại, ở các địa phương kém phát triển, công tác quản lý nhà nước sẽ “nhẹ nhàng” hơn, do đó cơng chức vừa thu gọn về số lượng, vừa khơng địi hỏi năng lực chun sâu như các địa phương phát triển.
Hai là, tác động đến nguồn nhân lực tại địa bàn. Những địa phương
kinh tế - xã hội phát triển cao thường cũng có nhiều trường đại học, nhiều trung tâm đào tạo nghề và các dịch vụ xã hội phát triển. Môi trường sống và học tập thuận tiện hỗ trợ chính quyền trong việc thu hút tài năng cho bộ máy quản lý nhà nước. Ngược lại, các địa phương khó khăn, các tỉnh ở vùng sâu, vùng xa vừa khơng thể đào tạo tại chỗ, điều kiện sinh sống và làm việc kém hấp dẫn sẽ khó thu hút được cơng chức giỏi, thậm chí nếu có cử người đi học cũng khó thu hút họ trở về phục vụ địa phương
Bên cạnh đó, thói quen, tập quán, văn hóa của người dân địa phương cũng ảnh hưởng đến chất lượng CCCX. Ở các địa phương phát triển, thói quen, tập qn lạc hậu khơng thích hợp sẽ nhanh chóng bị xóa bỏ, thay vào đó là các thói quen, tập qn thích hợp hơn. Nhưng ở các địa phương nghèo, xa xơi, giao thơng khó khăn, giao lưu hàng hóa, văn hóa kém phát triển, nhiều tập tục, thói quen lạc hậu vẫn tồn tại dai dẳng gây khó khăn cho cơng chức.