Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 105 - 111)

V Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

3.3.4. Các giải pháp khác

về vị trí, tầm quan trọng của CCCX.

Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể từ huyện đến xã, thị trấn gắn với sinh hoạt định kỳ của tổ chức mình và thơng qua các hội nghị chuyên đề, các bài giảng tập huấn làm rõ được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ CCCX. Từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trị của CCCX để đổi mới và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ các cấp trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CCCX. Qua đó nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện NCCLCCCX và sẽ có thể bố trí thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ tốt các hoạt động NCCLCCCX trên địa bàn.

Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ công tại địa phương

Tiếp tục tuyên truyền về lợi ích của việc cung ứng các dịch vụ công nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, cơng chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc cung ứng dịch vụ cơng trực tuyến, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức, cơng dân.

Hiện nay, huyện Nghi Lộc mới chỉ thực hiện được 103 quy trình dịch vụ cơng mức độ 3 và 16 quy trình mức độ 4 trên tổng số 256 quy trình được triển khai (chiếm 46%). Vì vậy, cần phải tiếp tục triển khai rà sốt, đưa các thủ tục hành chính trên địa bàn để thực hiện tiếp nhận theo mức độ 3 và mức độ 4, phấn đấu đến năm 2025 ít nhất 80% thủ tục hành chính được thực hiện mức ở mức độ 3 và mức độ 4.

Để đạt được điều đó, bản thân mỗi cơng chức phải tự học tập nâng cao kỹ năng tin học và khả năng giải quyết nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời là cơ sở để UBND huyện Nghi Lộc xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng cho đội ngũ công chức trên địa bàn.

Thứ ba: Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động của địa phương.

mẽ chất lượng giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện ở các cấp học, bậc học, tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực hiện tốt phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của trường Trung cấp nghề kinh tế - kỹ thuật của huyện. Xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Tập trung làm tốt cơng tác đào tạo có trọng tâm, trọng điểm.

Xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về cơng tác tại các xã khó khăn, đặc biệt là các xã xa trung tâm để thu hút con em địa phương về công tác, tạo nguồn cung nhân lực dồi dào cho CCCX trong thời gian tới.

3.4. Kiến nghị

3.4.1. Đối với các cơ quan Trung ương:

Một là, Bộ Nội vụ cần nghiên cứu xem xét, sửa đổi quy định việc tiếp nhận không qua thi tuyển đối với cán bộ cấp xã thành CCCX được quy định tại Khoản 3 điều 6 Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày 06/11/2019 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định về cán bộ, CCCX và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố theo hướng chỉ nên áp dụng đối với: CCCX được bầu giữ chức vụ quy định là cán bộ cấp xã khi thôi đảm nhiệm chức vụ (khơng trong thời hạn bị kỷ luật) thì được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận trở lại, chứ không nên thực hiện tiếp nhận cả các đối tượng là cán bộ được bầu giữ chức vụ cán bộ mà chưa là CCCX. Bởi những trường hợp này được hình thành qua bầu cử theo Đại hội nhiệm kỳ như Bí thư Đồn Thanh niên, Chủ tịch Hội Nơng dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ. Về cơ bản, có trình độ đào tạo được ”chắp vá”, chưa được chính quy, kỹ năng tin học cịn hạn chế dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ

được giao tại địa phương.

Hai là, Bộ Nội vụ cần tham mưu sửa đổi quy định số lượng, chức danh

cán bộ, công chức cho phù hợp cấp xã cho phù hợp với thực tiễn. Hiện nay,theo quy định tại Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 25/6/2019 của Chính phủ thì đơn vị hành chính cấp xã được bố trí số lượng cán bộ, công chức cụ thể theo phân loại như sau (khơng bao gồm Trưởng Cơng an chính quy): Loại 1: 22; loại 2: 20 người; loại 3: 18 người. Nhưng trong đó số lượng các chức danh cán bộ đã 12 người (xã loại 1, loại 2) và 11 người (xã loại 3), nên cơng chức được bố trí số lượng ít, ảnh hưởng tới công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương. Đồng thời không phù hợp về cơ cấu giữa các chức danh lãnh đạo và người làm việc chuyên môn phù hợp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 của Trung ương về sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.

3.4.2 Đối với UBND tỉnh Nghệ An:

Một là, Tỉnh ủy cần quan tâm, tạo điều kiện mở các lớp đào tạo trình độ

trung cấp lý luận chính trị - hành chính tại địa phương để tạo điều kiện cho đội ngũ CCCX học tập, củng cố lý luận chính trị của bản thân.

Hai là, UBND tỉnh cần xây dựng quy chế tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội

ngũ CCCX phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Trong đó, cần phân cấp, giao quyền hơn nữa cho chính quyền cấp huyện trong cơng tác quản lý đội ngũ CCCX để địa phương chủ động, thực hiện tốt công tác xây dựng, nâng cao chất lượng CCCX trên địa bàn.

KẾT LUẬN

NCCLCCCX có ý nghĩa quan trong trong việc đảm bảo vai trò điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước cấp xã, ngày cang thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước tại địa phương trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù thời gian qua, CCCX ở nước ta đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Tuy nhiên, các hoạt động NCCLCCCX cịn nhiều tồn tại, hạn chế nhất là cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá, xếp loại hàng năm. Do vậy, cần phải tiếp tục đổi mới, NCCLCCCX, nhất là công chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về kinh tế. Trong đó, cần tiếp tục quan tâm xây dựng kế hoạch NCCLCCCX; tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới công tác tuyển dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng đánh giá CCCX hàng năm; tiếp tục có cơ chế, chính sách thuận lợi cho CCCX làm việc và phát triển.

Trên cơ sở các cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng CCCX và kết quả phân tích, đánh giá về thực trạng chất lượng công chức xã, tác giả đề xuất hệ thống giải pháp để nâng cao chất lượng công chức xã, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc giai đoạn 2020- 2025.

Về cơ bản, luận văn hướng đã hồn thành mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý luận về NCCLCCCX. Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn góp phần làm nội dung còn tồn tại, hạn chế của CCCX trên địa bàn. Từ đó, giúp cho CCCX tự hồn thiện mình, đồng thời là cơ sở cho các cơ quan quản lý xây dựng quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng công chức xã.

Tuy nhiên, nâng cao chất lượng đội ngũ CCCX là một vấn đề có nhiều nội dung rộng lớn và phức tạp, phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì vậy khó có thể giải quyết một cách đầy đủ và tồn diện vấn đề, từ đó nội dung luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn được các thầy, cơ giáo và các bạn cho ý kiến đóng góp để hồn thiện luận văn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức cấp xã của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w