CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Marketing mix
1.3.1 Yếu tố môi trường
Môi trường vĩ mô là những yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến các yếu tố môi trường vi mô của doanh nghiệp. Bao gồm: dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, pháp luật và văn hóa (Đinh Tiên Minh và cộng sự, 2014).
Môi trường dân số bao gồm quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp… Đây là những khía cạnh mà các nhà làm marketing quan tâm nhiều nhất, bởi nó liên quan trực tiếp đến con người – tác nhân tạo ra thị trường.
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng, cũng như tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt. Việc hiểu thị trường không chỉ là biết về yếu tố mong muốn của con người mà còn cần phải nắm được khả năng chi tiêu của họ. Do đó, nhà marketing cần phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đây cũng là nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, hoạt động marketing nói riêng.
Bên cạnh đó, các tiến bộ khoa học tác động đến thị trường ở nhiều mặt, và việc áp dụng công nghệ mới giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm mới góp phần làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cao thì khả năng kiếm lời cũng sẽ cao hơn.
Ngồi ra, các quyết định marketing của doanh nghiệp thường chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những diễn biến trong mơi trường chính trị - pháp luật. Mơi trường này được hình thành từ các cơ quan nhà nước các cấp, các nhóm áp lực và từ hệ thống pháp luật của quốc gia đó.
Con người sinh ra và lớn lên trong một xã hội cụ thể, vì vậy để tiếp cận, thu phục một thị trường thì các nhà Marketing phải thấu hiểu được nền văn hóa riêng biệt của thị trường đó, tránh những hoạt động khơng tương thích với giá trị văn hóa ở đó.
Doanh nghiệp khó có thể kiểm sốt được mơi trường vĩ mơ, do đó các doanh nghiệp, cụ thể là các nhà làm marketing cần nghiên cứu các yếu tố của mơi trường vĩ
mơ để có thể phản ứng kịp thời, điều chỉnh các hoạt động Marketing mix cho phù hợp.
1.3.1.2 Mơi trường vi mơ
Marketing có nhiệm vụ thu hút, xây dựng những mối quan hệ với khách hàng thông qua việc cung cấp giá trị để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ. Nhưng nếu chỉ có bộ phận Marketing trong một doanh nghiệp thì sẽ khơng hồn thành được nhiệm vụ này. Nó địi hỏi cần phải có sự kết hợp với các bộ phận khác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp như: các nhà cung ứng, các trung gian Marketing, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và công chúng.
Trong việc thiết kế một kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp, bộ phận Marketing phải chịu sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty đồng thời cần phải hợp tác với những bộ phận khác trong doanh nghiệp như nghiên cứu phát triển, sản xuất, tài chính, kế tốn, vật tư để có thể đưa ra được một kế hoạch Marketing phù hợp cho doanh nghiệp mình.
1.3.2 Các yếu tố khác
1.3.2.1 Vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường
Nếu doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được thị phần cao thì khi đó họ khơng cần tốn nhiều chi phí cho các hoạt động xúc tiến nhưng vẫn bán được sản phẩm.
1.3.2.2 Yếu tố sản phẩm
Sản phẩm khác nhau thì phải có cách bán hàng, xúc tiến khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp phải thiết kế hệ thống phân phối và sử dụng các công cụ xúc tiến khác nhau.
1.3.2.3 Thị trường
Tùy thuộc vào khả năng mua hàng của từng thị trường mà doanh nghiệp phải có Marketing mix khác nhau. Cụ thể: sức mua của thị trường thành thị cao hơn ở vùng sâu, vùng xa, do đó marketing mix cho sản phẩm ở các thị trường đó phải khác nhau.
Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm có đặc điểm khác nhau, vì vậy cần có Marketing mix khác nhau.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về khái niệm Marketing mix, các thành phần trong Marketing mix, các hoạt động Marketing mix (bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị, con người, yếu tố hữu hình, quy trình) và các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động này. Và đây cũng chính là tiền đề quan trọng làm căn cứ để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing mix cho sản phẩm sức khỏe, sắc đẹp H&B của CS, đồng thời là cơ sở để xây dựng các giải pháp giúp cơng ty hồn thiện hơn nữa hoạt động Marketing mix cho sản phẩm này trong thời gian tới.
Trong chương 2 tới, tác giả sẽ tiến hành phân tích mơi trường kinh doanh, cũng như thực trạng hoạt động Marketing mix đối với sản phẩm sức khỏe, sắc đẹp H&B của CS. Dựa vào đó, tác giả sẽ có được cái nhìn tồn cảnh về vị thế cạnh tranh, ưu nhược điểm về sản phẩm của công ty trên thị trường. Đây sẽ là nền tảng để hình thành các giải pháp Marketing mix mang lại hiệu quả giúp gia tăng thị phần cho sản phẩm này nói riêng và thị phần của cơng ty nói chung.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM SỨC KHỎE, SẮC ĐẸP H&B CỦA THƯƠNG HIỆU BEST PRODUCTS CỦA CÔNG TY TNHH CATALOGUE SHOPPING