Chính sách nhân sự và quản trị công ty đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Trang 137 - 139)

5 Hiệu quả kinh doanh đầu tư

4.2.2.6. Chính sách nhân sự và quản trị công ty đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước

tế nhà nước

Cần thiết phải rà sốt lại chính sách nhân sự và quản trị cơng ty đối với các TĐKTNN cho phù hợp với quan điểm phát triển của chiến lược, theo đó, mơ hình tổ chức cần gọn nhẹ, hiệu quả, linh hoạt và năng động trong quản lý, đảm bảo cho TĐKTNN đáp ứng được yêu cầu phát triển theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN.

Tổng giám đốc điều hành hoạt động Tập đoàn nên chuyển sang cơ chế thi

tuyển/hoặc thuê Tổng giám đốc có kinh nghiệm điều hành về lĩnh vực chính của tập đồn để phát triển Tập đoàn theo đúng cơ chế thị trường; giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc, các ban chuyên môn theo đề xuất của Tổng giám đốc, trong đó:

+ Phó tổng giám đốc chỉ được phụ trách 01 lĩnh vực của tập đoàn;

+ Sắp xếp lại các ban chuyên môn theo hướng trọng tâm: (1) thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; (2) phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo hiệu quả vốn nhà nước giao cho tập đoàn. Yêu cầu đề ra là: Tổ chức sáp nhập, điều chỉnh nhiệm vụ của từng ban phù hợp với nhiệm vụ được giao. Theo đó, các ban chuyên mơn của tập đồn;

+ Tinh giảm tối đa người đại diện vốn của cơng ty mẹ tập đồn tại các công ty thành viên để tiết giảm chi phí và nâng cao trách nhiệm của người đại diện;

+ Kiểm soát hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước giao cho Chủ tịch Tập đoàn và Tổng giám đốc là các kiểm soát viên từ Ủy ban quản lý vốn;

Đổi mới công tác tuyển chọn bổ nhiệm cán bộ, đại diện Nhà nước (chủ sở hữu) trực tiếp quản lý tập đồn, trong đó:

+ Có quy định cụ thể vê tiêu chuẩn năng lực, quyên và nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu các tập đồn; hồn chỉnh và cơng khai cơ chê bổ nhiệm, thay thê lãnh đạo tập đoàn. Tái cơ cấu nhân lực cấp cao của tập đoàn cần được coi như một trong những đột phá thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn trong thời kỳ tới.

+ Nhà nước với tư cách chủ sở hữu vốn trong tập đồn vì vậy việc cử cán bộ thay mặt nhà nước trực tiếp quản lý tập đoàn là một nội dung quan trọng; theo đó, cán bộ quản lý tập đoàn, đặc biệt là các chức danh Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc điều hành cơng ty mẹ có vai trị quyết định hiệu quả kinh doanh của tập đoàn cũng như các cơng ty trong tập đồn. Những chức danh này thường được Nhà nước tuyển chọn và bổ nhiệm từ các công chức Nhà nước.

+ Cán bộ các chức danh trên phải bảo đảm vừa "hồng" vừa "chuyên". Tuy nhiên việc xác định các tiêu chuẩn không phải qua lý lịch, công tác cán bộ mà phải có tiêu chí đánh giá khách quan. "Hồng" và "chuyên" của các chức danh trên liên quan đến việc bảo tồn và phát triển vốn tài sản của nhà nước, của tập đồn cũng như các cơng ty. Do vậy "hồng" và "chuyên" phải được thể hiện bằng tâm huyết, toàn tâm toàn ý với sự phát triển đi lên của tập đồn cũng như từng cơng ty thành viên. Đồng thời phải có kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh lãnh đạo, quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh làm cho các cơng ty trong tập đồn hoạt động có hiệu quả và hiệu quả ngày càng cao.

+ Đây là những cán bộ được cơ quan chủ quản (đại diện cho nhà nước) bổ nhiệm để quản lý phần vốn nhà nước. Thực tiễn những yếu kém về hiệu quả kinh doanh, những tiêu cực, tham nhũng trong tập đoàn thời gian vừa qua chủ yếu là xuất phát từ sự chưa hợp lý về công tác cán bộ quản lý phần vốn nhà nước tại Tập đồn.

Theo nghiên cứu sinh, cơng tác cán bộ quản lý phần vốn nhà nước trong tập đoàn cần được đổi mới theo phương thức sau đây:

Một là, thay phương thức tuyển chọn thông qua đề cử bằng thi tuyển đối với

Hai là, thực hiện bổ nhiệm theo cơ chế công khai, dân chủ đối với các

chức danh quản lý khác ở tập đoàn như Ủy viên Hội đồng thành viên, các Phó tổng giám đốc,...

Ba là, đối với cán bộ quản lý các Phịng, Ban chun mơn. Nhằm nâng cao

hiệu quả kinh doanh của tập đồn cũng như của các cơng ty con, những chức danh này do Tổng giám đốc quyết định sau khi đã thông qua Hội đồng thành viên. Phương thức bổ nhiệm do Tổng giám đốc quyết định.

Xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực quốc tế; ứng dụng công nghệ thông tin làm nền tảng cho hệ thống quản trị nhân lực điện tử toàn tập đoàn.

Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực theo từng ngành nghề. Tăng cường quản lý, giám sát của công ty mẹ:

+ Tăng cường vai trị, tính năng động trong kinh doanh của bộ máy công ty mẹ đối với lĩnh vực cốt lõi;

+ Rà sốt, quy hoạch lại quy mơ các cơng ty con, xóa bỏ sự cạnh tranh nội bộ theo các lĩnh vực hoạt động chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)