Đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Trang 131 - 134)

5 Hiệu quả kinh doanh đầu tư

4.2.2.4. Đẩy mạnh cơng tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Đối với các DNNN quy mô lớn như TĐKT, tổng công ty hoạt động trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, việc cổ phần hóa cần phải có sự lựa chọn và các bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước cũng như định hướng phát triển kinh tế của Đảng. Việc cổ phần hóa khơng thể thực hiện ồ ạt ngay từ thời điểm cổ phần hóa mà phải được tiến hành theo nhiều giai đoạn phù hợp với kế hoạch và lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn nhà nước. Hay nói cách khác, cần có những hướng dẫn cụ thể và các bước triển khai thận trọng khi cổ phần hóa các DNNN quy mô lớn, tổng công ty hoạt động trong những ngành, lĩnh vực quan trọng.

Mặc dù số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa từng năm theo xu hướng tăng dần, nhưng số DNNN cịn lại cần hồn thành cổ phần hóa là khá nhiều, đồng thời lại là các TĐKT và tổng cơng ty có quy mơ rất lớn. Trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hồn thành cổ phần hóa DNNN quy mơ lớn, bảo đảm hài hịa lợi ích của nhà nước, người lao động và các cổ đơng khác; gắn việc cổ phần hóa DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tiếp tục triển khai những giải pháp như quy định rõ và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu chậm trễ khơng hồn thành kế hoạch cổ phần hóa hay tháo gỡ các khó khăn trong quy trình cổ phần hóa, nhất là bảo đảm hài hịa lợi ích của nhà nước, người lao động và các cổ đơng khác, đồng thời gắn việc cổ phần hóa DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khốn,… thì cần bổ sung hồn thiện một số giải

pháp mới nhằm hạn chế tình trạng do chạy theo tiến độ cổ phần hóa mà hi sinh hiệu quả hoạt động của DNNN sau cổ phần hóa hay gây thiệt hại cho nhà nước.

Ngăn chặn ngay tình trạng cố tình lựa chọn nhà đầu tư chiến lược một cách hình thức mà khơng hoặc ít quan tâm đến khả năng và vai trò của nhà đầu tư được gọi là chiến lược đó đến hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Quản lý chặt chẽ hơn nguồn lực đất đai, tài nguyên đã giao cho doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa để tránh hiện tượng lợi dụng cổ phần hóa nhằm mua rẻ và chiếm đoạt lợi ích từ khai thác các nguồn lực đất đai và tài nguyên này.

Để thực hiện được mục tiêu cổ phần hóa các DNNN, cần tập trung vào các vấn đề:

Thứ nhất, nghiên cứu quy định nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm của

tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hóa, thối vốn nhà nước; việc thuê tư vấn quốc tế thực hiện việc này; thuê tư vấn và thực hiện việc bán cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Thứ hai, quy định về việc xử lý đất đai đối với các doanh nghiệp quản lý

nhiều đất đai, quản lý đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao.

Thứ ba, bổ sung tiêu chí gắn với trách nhiệm và chế tài bảo đảm thực hiện

cam kết đối với cổ đông chiến lược.

Thứ tư, yêu cầu các DNNN cổ phần hóa phải niêm yết trong thời hạn một

năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu.

Thứ năm, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm tốn để khơng xảy

ra thất thốt vốn, tài sản nhà nước trong q trình tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN; có cơ chế kiểm sốt phù hợp nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Thứ sáu, có cơ chế phù hợp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng

lực; giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.

Để thực hiện thối vốn nhà nước, Chính phủ cần tiến hành:

Thứ nhất, sửa đổi quy định về chuyển nhượng vốn, cổ phiếu đối với doanh

ngày 13/10/2015) theo hướng mở rộng thêm các phương thức thối vốn khác (ngồi khớp lệnh, thỏa thuận trên sàn) như: đấu giá thơng thường hoặc bán cả lơ tồn bộ phần vốn nhà nước tại công ty đại chúng niêm yết nhưng không thấp hơn biên độ giá giao dịch tại thời điểm bán.

Thứ hai, bổ sung quy định về việc xác định giá khởi điểm đối với phần vốn

nhà nước trước khi tổ chức bán theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn niêm yết (điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP nhằm phản ánh đúng giá trị thực của doanh nghiệp và chỉ thực hiện thoái vốn khi giá thị trường cao hơn giá khởi điểm.

Thứ ba, bổ sung quy định DNNN khơng được góp vốn bằng giá trị quyền

sử dụng đất (giá trị lợi thế quyền thuê đất của nhà nước) để tránh tình trạng lách luật dưới hình thức thành lập liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh với đối tác, không bỏ tiền, tài sản nhưng đánh giá giá trị lợi thế quyền th đất để góp vốn rồi thối vốn cho đối tác, thực chất là chuyển nhượng đất thuê của nhà nước.

Thứ tư, quy định cụ thể về nguyên tắc đặt lệnh khi thoái vốn nhà nước (loại

lệnh, giá tham chiếu, giá trần, giá sàn, khối lượng đối với từng bước giá) nhằm tránh thoái vốn tùy tiện ở mức thấp, khơng bảo đảm tính hiệu quả. Chính phủ cũng cần ban hành quy định về bán tồn bộ DNNN (bao gồm cả TĐKT, tổng cơng ty nhà nước).

Thứ năm, kiên quyết thoái vốn ngồi ngành, lĩnh vực kinh doanh chính và

những lĩnh vực nhà nước khơng cần giữ 100%

vốn hoặc cổ phần chi phối.

Thứ sáu, ban hành quy định về bán toàn bộ DNNN (bao gồm cả TĐKT, tổng công ty nhà nước).

Để cơng cuộc cổ phần hóa DNNN diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn, trong thời gian tới, các DNNN cần phải cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng, cơng khai chuẩn mực tài chính kế tốn cũng như báo cáo chính xác các khoản nhận hỗ trợ từ Chính phủ, đồng thời sử dụng lợi nhuận bình quân của 10 năm trước khi cổ phần hóa để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp; khơng định giá lại các khoản đầu tư tài chính khi thực hiện bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần... Cũng cần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong xác định giá trị doanh nghiệp và thoái

vốn nhà nước; triển khai thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

Chính phủ nên trao quyền lớn hơn cho các doanh nghiệp cổ phần hóa, để đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp có quyền tự chủ hơn trong việc kiểm sốt, điều hành doanh nghiệp có hiệu quả. Chính phủ nên tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau để tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)