5 Hiệu quả kinh doanh đầu tư
4.3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu và thực hiện luận án, bên cạnh những kết quả mà tác giả đã trình bày ở trên, luận án còn một số điểm hạn chế.
Thứ nhất, TĐKTNN là một lĩnh vực thuộc quản lý vĩ mô và trọng điểm nên
việc thu thập số liệu về các TĐKT là rất khó khăn. Ngồi các báo cáo trình Chính phủ của các TĐKTNN, dữ liệu tác giả sử dụng là các báo cáo của các Bộ, Ban, Ngành tổng hợp để báo cáo trình Chính phủ và Quốc hội do vậy những số liệu này thường bao gồm cả các tổng cơng ty khơng có sự tách bạch riêng về kết quả hoạt động của các TĐKTNN. Các báo cáo của các TĐKTNN thì riêng lẻ theo từng lĩnh vực do vậy việc tập hợp tổng thể các dữ liệu về các TĐKTNN là khó khăn. Một số chỉ tiêu đánh giá về tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản hay tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu là con số tổng bao gồm cả các tổng công ty.
Thứ hai, nguồn dữ liệu tác giả sử dụng là các báo cáo trình Chính phủ được
Ban chỉ đạo phát triển và đổi mới doanh nghiệp tổng hợp báo cáo Chính phủ do vậy dữ liệu có thể có khơng khớp với các báo cáo của các Bộ, Ban ngành quản lý. Nguyên nhân có thể là do sử dụng số liệu trước kiểm toán hoặc sau kiểm toán. Hiện nay dữ liệu Ban chỉ đạo phát triển và đổi mới doanh nghiệp sử dụng là dữ liệu nguồn báo cáo của các TĐKTNN do vậy dữ liệu có thể có sai lệch do nguồn dữ liệu.
Thứ ba, do hạn chế về thời gian và quan hệ nên việc phỏng vấn sâu của tác
của các TĐKTNN còn hạn chế ở một vài tập đồn nên kết quả nghiên cứu định tính cịn mỏng. Đây là một điểm hạn chế lớn của luận án, việc phỏng vấn sâu với các lãnh đạo của các TĐKTNN có thể giúp tác giả phát hiện thêm những yếu tố khách có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các TĐKTNN như đặc trưng của ngành, chủ trương và chính sách của nhà nước về ngành mà tập đoàn đang hoạt động…
Thứ tư, trong phạm vi luận án này, tác giả chủ yếu xem xét dưới góc độ
phân tích kinh tế dưới góc độ quản trị kinh doanh, trong đó tập trung vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của mơ hình TĐKTNN, khơng xem xét dưới góc độ tổng thể về quản lý TĐKTNN, nên nhiều chỉ tiêu đánh giá không được tác giả đưa vào xem xét và phân tích sâu. Kết quả nghiên cứu và để xuất, kiến nghị có thể có những thay đổi nếu phân tích và xem xét dưới góc độ QLNN hoặc quản lý kinh tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Chương này trình bày các định hướng của Đảng và nhà nước đối với TĐKTNN. Trên cơ sở phân tích thực trạng, trong chương này tác giả cũng đề xuất mơ hình TĐKTNN trong bối cảnh mới, cũng như các khuyến nghị để áp dụng hiệu quả mơ hình TĐKTNN.
Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng trình bày những đóng góp mới và hạn chế của luận án.
KẾT LUẬN
Các TĐKTNN sau khi được hình thành và đi vào hoạt động, cho tới nay bước đầu đã tích cực đầu tư, mở rộng quy mơ, phạm vi hoạt động, đóng góp vai trị tích cực đối với việc phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên mơ hình và cơ chế giám sát các TĐKTNN ở nước ta còn mới mẻ, nên bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như đầu tư còn dàn trải, dẫn tới một số doanh nghiệp thua lỗ nặng, vỡ nợ, hiệu quả kinh doanh thấp. Rõ ràng chúng ta cần có những TĐKT lớn nhưng phải chịu sự kiểm soát, quản lý của nhà nước, chỉ nên phát triển nó cùng với năng lực chịu đựng của xã hội. Tức là khi nền kinh tế của Việt Nam phát triển tới đâu thì các TĐKTNN phát triển tới đó, cả về số lượng và quy mơ. Đồng thời Chính phủ phải ý thức được những rủi ro lớn mà các TĐKTNN mang lại.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra những tồn tại trong mơ hình TĐKTNN cũ, cũng như nguyên nhân của các tồn tại đó. Cùng với chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm minh bạch hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của mơ hình TĐKTNN, nhiều nghị quyết và quyết sách đã được ban hành cùng với việc chuyển các TĐKTNN và tổng công ty về Ủy ban quản lý vốn trực thuộc Chính phủ. Đây là một hướng đi mới, tuy nhiên để mơ hình TĐKTNN thực sự hiệu quả, Chính phủ cần lựa chọn mơ hình TĐKTNN mới và ban hành và đồng bộ hóa các chính sách đi kèm, đặc biệt cần phải tiến hành rà sốt lại các điều kiện và tiêu chí thành lập TĐKT; tăng cường cơng tác QLNN và xác định một đầu mối trong QLNN đối với các TĐKTNN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán trong việc thực hiện chính sách nhà nước; nghiên cứu, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý, giám sát các TĐKT.