Quản lý giám sát của Nhà nƣớc đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Trang 76 - 79)

5 Hiệu quả kinh doanh đầu tư

3.2.4. Quản lý giám sát của Nhà nƣớc đối với tập đoàn kinh tế nhà nƣớc

Trong thời gian qua, Nhà nước quản lý và giám sát đối với TĐKTNN được thực hiện như đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện quản lý theo từng lĩnh vực và ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý trong phạm vi địa phương. Các hoạt động sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích của doanh nghiệp chuyển sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch.

Về góc độ QLNN về đầu tư, quản lý sử dụng vốn nhà nước tại TĐKTNN theo 5 nội dung:

Thứ nhất, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về

đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Cụ thể là các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban hành về quản lý, giám sát hoạt động TĐKTNN gồm:

- Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty nhà nước;

- Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với các công ty nhà nước;

- Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 6/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

- Nghị định số 11/2007/NĐ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là cơng ty nhà nước theo hình thức cơng ty mẹ, công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

- Nghị định số 09/2009//NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác.

- Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN;

- Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

- Các nghị định về Điều lệ tổ chức hoạt động, quy chế tài chính cho đặc thù từng TĐKTNN.

Thứ hai, xây dựng chiến lược đầu tư phát triển doanh nghiệp theo chiến

lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành

Thứ ba, xây dựng và lưu trữ các thông tin cơ bản về TĐKTNN, theo dõi,

giám sát hoạt động của TĐKTNN.

Thứ tư, ban hành danh mục, phương thức quản lý tài chính, chính sách ưu

đãi đối với sản phẩm, dịch vụ cơng ích trong từng thời kỳ.

Thứ năm, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của

nhà nước tại TĐKTNN, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm. Trong những năm qua quan hệ giữa nhà nước và TĐKTNN đã được từng bước đổi mới theo hướng có quy định cụ thể hơn với các nội dung và phân công, phân cấp thực hiện QLNN, tách bạch giữa quyền sở hữu nhà nước với quyền QLNN.

Quản lý nhà nước đã được điều chỉnh với phù hợp với cơ chế thị trường tạo điều kiện cho các TĐKTNN chủ động trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát với các TĐKTNN, đồng thời đã phát hiện và xử lý hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng của các TĐKTNN như Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam...

Việc tách chức năng QLNN đối với TĐKTNN và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước cịn chậm, đặc biệt là tình trạng đóng hai vai của các Bộ chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân dẫn đến thiếu sự minh bạch. Cơ chế giám sát, cơ chế quản lý cịn nhiều sơ hở, yếu kém.

Cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước tuy có sự phân cơng, phân cấp nhưng hiệu quả chưa cao. Hoạt động kiểm tra, giám sát của các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố còn nhiều hạn chế và chưa quyết liệt. Việc thực hiện một số quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu chưa được thực hiện, hoặc triển khai khơng đầy đủ. Hình thức kiểm tra cịn mang tính hình thức, bị bng lỏng. Hệ thống thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động kém hiệu quả, chưa đủ nhạy bén để giám sát và cảnh báo kịp thời. Nhiều sai phạm không được phát hiện hoặc chậm phát hiện dẫn đến việc thất thốt vốn chủ sở hữu và tình trạng tham nhũng, lạm quyền.

Bên cạnh đó, việc phân tán giám sát theo các lĩnh vực hoạt động, quản lý của cơ quan nhà nước dẫn đến thông tin đánh giá cịn thiếu, chưa cập nhập, thơng tin khơng đảm bảo độ chính xác. Việc báo cáo, xử lý thơng tin của cơ quan quản lý còn chậm và hạn chế.

Sự chồng chéo giữa quyền chủ sở hữu với chức năng QLNN dẫn đến hệ lụy là hiện tượng thiên vị có lợi cho TĐKTNN trong việc tiếp cận các nguồn lực cũng như trong sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng môi trường bình đẳng và hồn thiện cơ chế thị trường theo các hiệp định thương mại đã ký kết.

Sự vơ hiệu hóa QLNN do việc phân tán quyền quản lý đặc biệt là quyền giám sát, đánh giá doanh nghiệp và cán bộ quản lý. Cơ chế phân công, phân cấp khơng đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của cá nhân và cơ quan thực hiện quyền sở hữu, gây ra việc thất thoát vốn, tài sản của nhà nước đầu tư tại các TĐKTNN trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)