Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 27 - 31)

1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp

1.3.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp

1.3.2.3.1. Xác định rủi ro tác nghiệp

- Thu thập dữ liệu rủi ro tác nghiệp: Triển khai thu thập dữ liệu tồn diện

để đảm bảo tính đầy đủ và hoàn thiện của cơ sỡ dữ liệu cung cấp:

+ Từ các hoạt động nghiệp vụ, các phòng/ban/đơn vị trong hệ thống (ở đây các trưởng phịng/ban/đơn vị có trách nhiệm khai báo và lưu trữ các rủi ro phát sinh trong quá trình tác nghiệp)

+ Các bộ phận giám sát, kiểm sốt có trách nhiệm khai báo và lưu trữ các rủi ro phát sinh trong q trình kiểm tra, kiểm sốt;

+ Chiết xuất lỗi, sự cố và tổn thất từ các hệ thống khác trong ngân hàng như: core banking, các module: Internet banking, thẻ, Treasury, …

+ Ngồi ra cịn từ các nguồn cung cấp dữ liệu tổn thất bên ngoài như: ORX–Operational Riskdata Exchange, BIS–Bank of International Settlement… hoặc từ các sự kiện rủi ro đã được báo chí đăng tải, sử dụng các nguồn dữ liệu bên ngoài và giả sử các sự kiện rủi ro hoặc các lỗi gây ra rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng mình để xác định mức độ tổn thất có thể gây ra.

- Xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp:

+ Xác định các dấu hiệu gồm các nội dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro.

+ Xác định dấu hiệu theo 07 nhóm (Dấu hiệu rủi ro liên quan đến mơ hình tổ chức, nhân viên và an toàn nơi làm việc; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến q trình xử lý cơng việc; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin; Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản).

- Sự cố rủi ro tác nghiệp: Các đơn vị chức năng chủ động theo dõi, báo cáo

các sự cố rủi ro tác nghiệp. Ban quản trị rủi ro làm đầu mối xây dựng, lưu trữ bộ dữ liệu tổn thất của ngân hàng và báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp.

- Giao dịch nghi ngờ, bất thường:

+ Các loại báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường gồm: Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí do Ban quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp phối hợp với các Ban nghiệp vụ đưa ra; Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường được xây dựng cho từng phân hệ nghiệp vụ trong hệ thống chính và các hệ thống khác có liên quan.

+ Căn cứ yêu cầu quản lý, lập báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất. Quản lý truy cập chương trình bpáo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường.

1.3.2.3.2. Đo lường, đánh giá rủi ro tác nghiệp:

- Phương pháp đo lường định tính: là việc phân tích, đánh giá mang tính chủ quan của mỗi ngân hàng thương mại về mức độ rủi ro, về tính nghiêm trọng của từng dấu hiệu rủi ro và khả năng ảnh hưởng đến công việc và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Phương pháp định lượng: là việc đánh giá bằng số liệu cụ thể về mức độ rủi ro, xác suất, tần suất, mức độ tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro.

Các phương pháp lượng hóa rủi ro tác nghiệp theo chuẩn mực của Basel II (2004, trang 137 đến trang 140) bao gồm:

Phương pháp 1: Phương pháp chỉ số cơ bản BIA

vốn đối với rủi ro tác nghiệp bằng một tỷ lệ không đổi 15% của tổng thu nhập dương trung bình trong 03 năm gần nhất của tồn ngân hàng, tức là nếu có bất kỳ năm nào mà tổng thu nhập âm hoặc bằng 0 thì số liệu của năm đó khơng được tính vào giá trị trung bình.

KBIA = n1 GIi x α /n

Trong đó:

KBIA = chi phí vốn trong phương pháp chỉ số cơ bản

GI = tổng thu nhập năm của 03 năm gần nhất thỏa mãn điều kiện thu nhập dương n = số lượng lần của ba năm kế trước mà tổng thu nhập là dương.

α = 15%, do Ủy ban quy định, có quan hệ với mức độ mở rộng ngành của mức đủ vốn yêu cầu đối với mức độ mở rộng ngành của chỉ số.

n = Tổng thu nhập hàng năm được tính bằng thu nhập lãi rịng, cộng với thu nhập phi lãi ròng theo định nghĩa bởi các cơ quan giám sát quốc gia và/ hoặc các tiêu chuẩn kế toán quốc gia.

Phương pháp 2: Phương pháp tiêu chuẩn hóa SA

Theo phương pháp này, các hoạt động của ngân hàng được chia thành 8 mảng hoạt động chính.

Các yếu tố Beta đặt cho các mảng hoạt động kinh doanh

Tài trợ doanh nghiệp (β1) 8% Chi trả và thanh toán (β4) 8%

Thương mại và bán hàng (β2) 8% Các dịch vụ ngân hàng đại lý β6) 5%

Ngân hàng bán lẻ (β3) 2% Quản lý tài sản (β7) 2%

Ngân hàng thương mại (β4) 5% Môi giới bán lẻ (β8) 2%

Tổng chi phí vốn được tính theo cơng thức sau: KTSA = { max {GI1-8 x β , 0}}/3

năm 1−3

Trong đó :

KTSA = Chi phí vốn theo Phương pháp Tiêu chuẩn hóa = Tổng thu nhập hàng năm cho mỗi ngành kinh doanh

GI1-8 = Nhân tố vốn cho mỗi dòng kinh doanh, liên hệ mức độ vốn yêu cầu với mức độ tổng thu nhập của mỗi dòng kinh doanh.

1-8 = Tổng chi phí vốn được tính bằng bình qn 03 năm của tổng các chi phí vốn rủi ro của 08 mảng hoạt động kinh doanh trong mỗi năm. Trong bất kỳ năm nào, các chi phí vốn âm trong một mảng hoạt động nào có thể bù đắp bằng chi phí vốn dương của mảng hoạt động khác khơng có giới hạn. Tuy nhiên, khi tổng chi phí vốn của các mảng hoạt động trong 01 năm là âm thì đầu vào tử số cho năm đó sẽ bằng 0.

Phương pháp 3: Phương pháp đo lường tiên tiến AMA

AMA (Advanced Measurement Approach) cho phép NHTM điều chỉnh vốn bằng với đo lường rủi ro được tính tốn bằng hệ thống đo lường nội bộ của Ngân hàng đó. Theo AMA, yêu cầu vốn pháp lý sẽ bằng đo lường rủi ro được tạo ra bởi hệ thống đo lường rủi ro hoạt động của ngân hàng, có sử dụng tiêu chí định lượng và định tính đối với AMA.

1.3.2.3.3. Kiểm sốt rủi ro:

- Giám sát rủi ro tác nghiệp: Tổ chức có hệ thống giám sát từ Ủy ban đến kênh phân phối và kết hợp với các đơn vị chức năng khác.

- Báo cáo thông tin quản trị rủi ro tác nghiệp: Xây dựng hệ thống thông tin đầu vào phục vụ cho quản lý và báo cáo quản trị rủi ro tác nghiệp

- Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu và các văn bản liên quan đến trong kỳ báo cáo.

- Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa và giảm nhẹ

- Xử lý vi phạm: Xây dựng quy chế xử lý vi phạm, tổ chức nghiêm minh, thơng đạt trên tồn hệ thống.

1.3.2.3.4. Phòng ngừa rủi ro và tạo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất khi phát sinh rủi ro: bằng cách sử dụng các cơng cụ bảo hiểm và quỹ dự phịng

rủi ro:

- Công cụ bảo hiểm: thực hiện chia sẻ rủi ro thông qua các hợp đồng bảo hiểm như: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trọn gói cho tổ chức tài chính (BBB), bảo hiểm trách nhiệm chung (GL), bảo hiểm tội phạm máy tính (ECCP), bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (PI), bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và các nhà điều hành cấp cao (D&O)…

- Cơng cụ vốn dự phịng rủi ro tác nghiệp: thực hiện trích lập, phân bổ và sử dụng Quỹ dự phịng rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)