* Đối với cơ chế, chính sách, định hƣớng:
- Hoàn thiện các quy định hướng dẫn thực hiện trong toàn hệ thống theo hướng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu nhất.
- Nắm bắt kịp thời và triển khai các văn bản do Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ban hành một cách nhanh chóng, chính xác và đúng đắn.
- Xây dựng các cơ chế chính sách về quản trị rủi ro tác nghiệp phải phù hợp với các quy định của Chính phủ, ngân hàng nhà nước; phải đẩy đủ, đồng bộ; đảm bảo tính tuân thủ và bắt kịp với xu thế của thế giới.
- Chiến lược quản trị RRTN phải đưa ra những định hướng rõ ràng về nhận dạng các loại rủi ro tác nghiệp chủ yếu và về mức rủi ro chấp nhận đối với từng loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng.
- Hồn thiện các quy định, quy trình quản trị RRTN; phải quy định cụ thể công việc thực hiện quản trị RRTN trong hệ thống: xác định, đo lường, quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát RRTN như thế nào. Quy định trình tự các bước thực hiện quản trị RRTN trong quy trình thực hiện.
- Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro trong đó có nội dung quản trị RRTN để làm cơ sở pháp lý cho toàn hệ thống thực hiện.
- Xây dựng hệ thống các công cụ quản trị RRTN phù hợp với hoạt động gồm: công cụ phát hiện sớm, chuẩn mực kiểm soát, báo cáo sự cố, báo cáo chỉ số rủi ro chính, quy trình rà sốt và phê duyệt sản phẩm mới.
- Hồn chỉnh hệ thống thơng tin báo cáo về quản trị rủi ro toàn hệ thống. - Củng cố các chế tài hướng dẫn việc chấp hành các quy định quản trị rủi ro tác nghiệp, quy định cụ thể việc xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp
không tự giác chấp hành đúng quy định, che giấu sai sót.
- Củng cố mơ hình ba lớp phịng vệ: các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản trị rủi ro trong phạm vi đơn vị; bộ phận giám sát và quản lý rủi ro tập trung có trách nhiệm xây dựng, giám sát, duy trì và phát triển hoạt động quản trị rủi ro toàn ngân hàng; Bộ phận quản trị rủi ro cấp cao độc lập, giám sát và cố vấn kịp thời cho các vấn đề rủi ro tiềm tang và vĩ mơ.
- Xây dựng quy định trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tác nghiệp.
* Đối với vấn đề quy trình nghiệp vụ:
- Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 4 mắt trong mọi hoạt động giao dịch của đơn vị (bất kỳ một hoạt động nào cũng phải có tối thiểu 2 nhân viên tham gia: 1 người thực hiện, 1 người kiểm soát).
-Thường xuyên tổ chức đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm về nghiệp vụ; phản hồi, thông tin kịp thời tới các đơn vị có liên quan đối với những điểm thiếu sót, những lỗ hổng, tiềm ẩn rủi ro trong hệ thống quy trình, quy định hiện tại để chỉnh sửa kịp thời.
- Thực hiện nghiêm túc các hoạt động kiểm soát giao dịch theo đúng quy định, đặc biệt là các tài khoản trung gian; báo cáo thu nhập, chi phí và các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch có tính chất lặp đi lặp lại với tần suất cao và giá trị giống nhau, các giao dịch thực hiện theo lô… của đơn vị để phát hiện những giao dịch đáng ngờ. Tổ chức hoạt động kiểm tra chéo giữa các phòng/bộ phận trong nội bộ đơn vị.