Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 94 - 95)

- Kiểm tra, rà soát các giao dịch nghi ngờ, bất thường hàng ngày: Các đơn vị nghiệp vụ cần đảm bảo các giao dịch được rà soát, đối chiếu với chứng từ, hồ sơ gốc đúng thời gian quy định nhằm kịp thời phát hiện ra những giao dịch bất thường; tự khai thác các báo cáo sẵn có trong hệ thống tổng hợp cảnh báo như báo cáo tiền vay, tiền gửi và hệ kế toán tổng hợp…để làm nguồn dữ liệu hỗ trợ chi nhánh trong việc phân tích, đánh giá các trường hợp có khả năng làm phát sinh rủi ro tác nghiệp

- Thiết lập nguồn dữ liệu về rủi ro tác nghiệp, đánh giá mức độ rủi ro cho kênh phân phối và các đơn vị nghiệp vụ:

- Định kỳ, khối quản trị rủi ro cập nhật các bản tin rủi ro tác nghiệp xảy ra ở các NHTM khác để các kênh phân phối và đơn vị nghiệp vụ rút kinh nghiệm.

- Khối quản tri rủi ro cũng phối hợp với Khối vận hành, Ban chất lượng, Ban kiểm tốn, Khối cơng nghệ thơng tin và Trung tâm khai thác dữ liệu thống kê lại các nguồn dữ liệu một cách liên tục theo từng loại, từng trường hợp để các bộ phận tác nghiệp trực tiếp liên quan có thể tham khảo dễ dàng hơn.

- Khối quản lý rủi ro cần thu thập, lưu trữ các dữ liệu rủi ro trong quá khứ, hiện tại từ các hoạt động nghiệp vụ, các phòng ban của kênh phân phối và các đơn vị nghiệp vụ.

- Khối quản lý rủi ro cũng thu thập dữ liệu từ các nguồn cung cấp dữ liệu tổn thất bên ngoài như từ NHNN, từ các sự kiện rủi ro đã được báo chí đăng tải. Sau đó sử dụng những nguồn dữ liệu bên ngoài này và giả sử các sự kiện rủi ro hoặc các lỗi gây ra rủi ro ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của kênh phân phối và các đơn vị nghiệp vụ để xác định mức độ tổn thất có thể gây ra.

- Bằng cách thu thập, phân tích dữ liệu rủi ro, tổn thất từ các nguồn khác nhau; Khối quản lý rủi ro cần đánh giá được mức độ rủi ro trong các hoạt động theo từng phòng nghiệp vụ để xác định đâu là rủi ro chính tại từng phịng, trong từng hoạt động nghiệp vụ đó để báo cáo Ban Lãnh đạo kênh phân phối và các đơn vị nghiệp vụ nắm rõ. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, lấy ý kiến của họ về rủi ro có khả năng xảy ra, cường độ xảy ra và nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.

S&P…về giám sát ngân hàng để học hỏi, tham khảo các ý kiến của họ về vấn đề quản trị RRTN để hoàn thiện quản trị RRTN của ngân hàng mình.

- Hồn thiện hệ thống Mis – hệ thống báo cáo tự động định kỳ, đẩy nhanh công tác nghiên cứu công cụ quản trị rủi ro tác nghiệp, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính, định lượng hóa RRTN.

- Xây dựng cụ thể và vận dụng hợp lý hệ thống Stress test nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với giá trị danh mục tài sản của một hay nhiều sự kiện được coi là ngoại lệ nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

- Mua bảo hiểm trọn gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (PI), bảo hiểm trách nhiệm của giám đốc và các nhà điều hành cấp cao (D&O), bảo hiểm tội phạm máy tính (ECCP), bảo hiểm trọn gói tổ chức tài chính (BBB) từ Các cơng ty bảo hiểm lớn có uy tín để chuyển giao một phần rủi ro. Hiện nay, một số công ty cung cấp bảo hiểm D&O như ACE, AIG, Bảo Việt…nhưng do các công ty còn quan ngại về mức độ phức tạp và chưa đủ lượng khách hàng nên thường họ đưa ra các tiêu chí rất khắc khe cho các doanh nghiệp tham gia loại bảo hiểm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)