Các công cụ quản trị rủi ro tác nghiệp của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55 - 58)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB

2.2.4. Các công cụ quản trị rủi ro tác nghiệp của ACB

Hiện tại, ACB chưa có cơng cụ quản lý rủi ro cụ thể theo quy định Basel II mà ACB thơng qua các chính sách quản lý ro trong đó có quy định phương pháp đo lường và giám sát rủi ro; các chương trình quản lý chất lượng trong đó quy định các tiêu chuẩn chất lượng công việc, tiêu chuẩn quản lý rủi ro của từng bộ phận dựa trên các chỉ số đo lường, tiêu chí đánh giá, mức độ hồn thành, nguyên tắc chấm điểm, tần suất chấm; các quy trình giám sát nội bộ trong đó có chương trình giám sát từ xa, chương trình tính lỗi nghiệp vụ phát hiện được, các chương trình kiểm tốn định kỳ, kiểm tốn đột xuất, kiểm toán tại chỗ, luân chuyển kiểm soát viên dựa trên các thẻ theo dõi và các báo cáo tổng hợp. ACB cịn có các văn bản tổng hợp lỗi nghiệp vụ chỉ rõ các cấp độ lỗi, các sai phạm ở từng cấp độ lỗi, lỗi ở từng bộ phận nghiệp vụ, tần suất xảy ra, mức độ ảnh hưởng và phương pháp phòng ngừa rủi ro phát sinh ở từng mặt nghiệp vụ và vận hành. Tuy nhiên, cơ bản ACB sử dụng kết hợp 02 phương pháp định tính và định lượng.

2.2.5. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB:

- Những năm trước 2010, hoạt động quản lý rủi ro chưa có nhiều văn bản cụ thể riêng cho từng loại hình rủi ro, từng bộ phận nghiệp vụ. Các quy định và hướng dẫn mang tính tổng quát và hướng dẫn khái quát nhất từ Phòng quản lý rủi ro. Các giám sát hoạt động cũng phần lớn đặt nặng lên bộ phận kiểm toán và cũng chưa có nhiều chương trình đan xen kết hợp kiểm tra chéo, chủ yếu vẫn là nghiệp vụ kiểm toán cơ bản như đột xuất, định kỳ, theo đoàn. Bộ phận đảm bảo chất

lượng cũng chưa đi sâu vào ban hành các quy định tiêu chuẩn chất lượng cụ thể cho từng loại nghiệp vụ. Do đo, lượng lỗi nghiệp vụ khá cao bao gồm những lỗi có thể khắc phục được và khơng thể khắc phục được; kèm theo đó là ý thức kỹ luật và khả năng nhận diện rủi ro của nhân viên cịn non kém nên lỗi nghiệp vụ khơng kịp thời được phát hiện, có nhiều trường hợp nghiêm trọng chỉ được phát hiện khi có kiểm tốn đột xuất hay kiểm tốn theo đồn. Như thế, việc cải tiến và hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ cũng diễn ra chậm chạp hơn, phát sinh nhiều rủi ro mới, rủi ro tiềm ẩn.

- Từ năm 2010 đến nay, ACB bắt đầu có nhiều chính sách quan tâm chặt chẽ hơn đến quản lý rủi ro tại ngân hàng:

+ Chương trình: “Quản lý năng suất – chất lượng chức danh vận hành”

ban hành theo quyết định số 1062/NVCV-HTTD.11 ngày 09/09/2011. Đây là chương trình tích hợp TCBS với chương trình giám sát lỗi nghiệp vụ từ xa của Ban kiểm tốn nội bộ, nhờ đó đã hỗ trợ nhân viên các bộ phận nghiệp vụ kịp thời khắc phục các sai sót, lỗi nghiệp vụ ngay trong tháng, giảm thiểu được rủi ro có thể phát hiện đến mức thấp nhất.

+ Chương trình chấm điểm chất lượng thơng qua các tiêu chuẩn chất lượng quản lý công việc, chất lượng quản lý rủi ro đã giúp nhân viên có một chuẩn mực rõ ràng và tăng cường ý thức nhân viên trong cơng việc. Nhờ đó, cơng việc được tổ chức có kế hoạch rõ ràng và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp xảy ra. Thể hiện trong các quyết định, công văn hướng dẫn như: 1652/NVQĐ-BCL.12 v/v ban hành lần 5 QM- Sổ tay chất lượng, QS-01/QTRRVH v/v quy định tiêu chuẩn chất lượng công việc quản lý rủi ro vận hành, QP-7.173 ngày 05/04/2013 Thủ tục phối hợp chấm điểm BSC đơn vị và nhân viên KPP, QP-8.2 ngày 21/04/2012 Thủ tục đánh giá nội bộ, QP-4.1, 4.2 Thủ tục kiểm soát hồ sơ, tài liệu, công văn 722/NVCV- BCL.13 v/v triển khai sử dụng chương trình chấm điểm KPI “sự tuân thủ” trong BSC 2013, 353/NVCV-BCL.13 v/v hướng dẫn chấm các mục tiêu chất lượng được giao trong BSC 2013, QS-01/CSTD ngày 21/12/2011 tiêu chuẩn chất lượng ban hành quy định chính sách tín dụng và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, + Các chương trình kiểm tốn tại chỗ tức là đặt cử nhân viên kiểm toán nội bộ ngồi ngay tại đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, phát hiện, hướng dẫn thực hiện và

ngăn ngừa kịp thời các sai sót, lỗi phát sinh. Căn cứ theo quyết định số 687/NVQĐ-KTNB.12 ngày 05/06/2012 v/v ban hành thủ tục kiểm tốn tại đơn vị được bố trí nhân viên của Ban kiểm tốn nội bộ…

+ Chương trình kiểm toán phân vùng: kiểm tra, giám sát thường xuyên theo vùng phụ trách với mục tiêu hỗ trợ hướng dẫn khi có quy định mới. Kiểm tra thường xuyên các nghiệp vụ có khả năng mang rủi ro cao như nghiệp vụ kho quỹ, kết hợp kiểm tra việc tuân thủ quy định chung của ngân hàng, kiểm tra chất lượng dịch vụ, kiểm tra việc quản lý công việc và hồ sơ khách hàng. Do đó, kịp thời chấn chỉnh thái độ, ý thức và kỹ năng làm việc của nhân viên.

+ Chương trình ln chuyển kiểm sốt viên giữa các chi nhánh/phòng giao dịch để thực hiện cơng việc đồng thời rà sốt, báo cáo những sai sót, các lỗi khơng tuân thủ, lỗi chưa thực hiện đúng hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ hay nhận diện các rủi ro tiềm tàng tại chi nhánh/phòng giao dịch luân chuyển về Khối vận hành, qua đó cũng kịp thời chấn chỉnh hoạt động nghiệp vụ, tổ chức công việc tại chi nhánh/phịng giao dịch ln chuyển, nhờ đó có cũng giảm thiểu rủi ro và có những cải tiến kịp thời.

+ Tháng 3/2013, ACB ban hành các “Quy định về thiết lập và ứng dụng danh sách đen” theo Quyết định số 403/NVQĐ-KQTRR.13 ngày 25/03/2013,

nhằm tập hợp các đối tượng có hành vi gian lận xảy ra trong và ngoài ngân hàng, trong nước và quốc tế có liên quan đến các mảng hoạt động ngân hàng để phục vụ cho q trình phịng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động ngân hàng.

+ Tháng 8/2013, ACB triển khai hoạt động “Trang trao đổi thông tin hỏi đáp nghiệp vụ (forum) của Khối Quản lý rủi ro” theo quyết định số 1242/NVCV-

QTRR.13 ngày 20/08/2013, qua đây tạo điều kiện thuận tiện cho nhân viên và ban giám sát điều hành KPP có thể trao đổi, nắm bắt nhanh chóng các giải đáp và hướng dẫn nghiệp vụ và cách xử lý các vấn đề phát sinh trong q trình giao dịch để kịp thời phịng ngừa rủi ro xảy ra.

+ Tháng 2/2014, ACB ban hành công văn số 153/NVCV-QTRRVH.14 ngày 24/02/2014 hướng dẫn v/v các công việc cần thực hiện đối với các tài khoản có gắn note cảnh báo “Tài khoản giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ và đang có ghi

hành” nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh trong giao dịch và báo cáo về Phịng

QTRR vận hành nếu có các phát hiện mới về rủi ro gian lận.

Bên cạnh những khó khăn mà ACB phải đương đầu trong những năm qua do ảnh hưởng của sai phạm của Trần Đức Kiên trong quản trị và điều hành; và những ảnh hưởng từ sự lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như – Cán bộ lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương đối với ACB. ACB vừa phải cơ cấu hệ thống (từ các cấp lãnh đạo đến định biên nhân sự ở mỗi phòng ban hội sở và KPP); vừa phải cắt giảm nhân sự (khoảng 570 người trong vòng 6 tháng đầu năm 2013), chi phí (Giảm lương và các chi phí hành chánh xấp xỉ 30%); vừa phải hồn thành các chỉ tiêu hoạt động; vừa phải đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và phải tiếp tục tiến hành các chương trình thực hiện Basel II theo đúng tiến trình của NHNN trong đó có các hoạt động đầu tư nâng cấp và áp dụng hệ thống lõi mới DNA; đầu tư hệ thống hạ tầng theo chuẩn quốc tế và nhận diện thương hiệu mới của ACB.

Với các gánh nặng đó, ACB vẫn đang phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro tác nghiệp tiềm ẩn do sự quá tải công việc của nhân viên, do các thái độ tiêu cực có khả năng xảy ra do chế độ lương thưởng bị giảm sút hay do các cách giải quyết bài toán quản trị giữa lợi nhuận và rủi ro của các cấp lãnh đạo chưa chuẩn xác hoặc nóng vội. Tuy nhiên, với những nổ lực liên tục của ACB trong việc hồn thiện cơng tác quản tri rủi ro tác nghiệp thì ACB có những dấu hiệu phục hồi và hoạt động an toàn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)