2.3. Phân tích, đánh giá về cơng tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB
2.3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân chủ yếu
- Về cơ chế, chính sách, quy định, quy trình, thủ tục:
+ Vẫn cịn tồn tại một số cơng văn chồng chéo do mối tương quan giữa các bộ phận chức năng.
+ Thiếu hướng dẫn các cách ứng phó hay xử lý các sự cố rủi ro phát sinh.
Nguyên nhân: Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ ban hành công văn chưa
thực sự làm tốt công việc soạn thảo, chưa phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác, chưa có kế hoạch ứng phó với rủi ro xảy ra, nhân sự cịn non kém trong các vấn đề liên quan đến rủi ro.
- Về mơ hình tổ chức, quản lý hệ thống, quản lý hành chính nhân sự:
+ Nhân viên cịn kiêm nhiệm cơng việc
+ Định biên nhân sự quá chặt, lực lượng nhân sự tác nghiệp ở các bộ phận chuyên trách bị mỏng hoặc thiếu.
Nguyên nhân: Tình hình thực tế của ACB, buộc nhà lãnh đạo cắt giảm nhân
sự, phân công kiêm nhiệm tối đa nhưng chưa có giải pháp thích đáng để giải quyết bài toán lợi nhuận và rủi ro này.
- Về cơng tác đào tạo:
+ Ít tổ chức tái đào tạo, đạo tạo bổ sung thì chưa sâu sát chỉ dựa trên nguyện vọng hoặc yêu cầu từ phía đơn vị.
+ Đào tạo online có tổ chức thi online nhưng cơng tác thi cử chưa hiệu quả và không tiến hành kiểm tra sau đào tạo online.
+ Ngồi các chương trình bắt buộc liên quan đến chức năng cơng việc thì các đào tạo khác như đào tạo nâng cao và kỹ năng thì hiện nay cũng dựa trên cơ sở tổng hợp đăng ký từ đơn vị.
Nguyên nhân: Khâu giám sát chất lượng đào tạo chưa thực hiện tốt, bài tốn chi phí đào tạo và lợi nhuận của hoạt động đào tạo đẩy quyết định về phía KPP nên dẫn đến chất lượng nhân sự chưa cao.
- Về nhân sự:
+ Nhân viên chưa nhận thức rõ trách nhiệm QTRR trong quá trình làm việc. Nhất là các nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh luôn thờ ơ, xem nhẹ các vấn đề thuộc về vận hành nên dễ dẫn đến các rủi ro phát sinh.
+ Nhân viên chưa được đào tạo về RRTN và QTRR, chỉ tiếp cận qua các thông báo và các báo cáo tổng hợp của hệ thống và hầu như chỉ có nhân viên vận hành mới thực sự tiếp cận.
+ Việc cập nhật, phổ biến rủi ro hoạt động chỉ mang tính chất thơng báo, bắt lỗi, chưa có tổ chức truyền đạt để nhân viên có thể nhận thức và phịng ngừa rủi ro.
+ Việc phân cơng cơng việc, quy định nhiệm vụ chưa gắn với quyền lợi và trách nhiệm, chỉ mới dừng ở cấp độ lỗi để áp dụng các hình thức kỷ luật mà khơng có các hình thức quy định để hạn chế rủi ro cho ngân hàng ngay từ đầu.
+ Nhân viên còn nhận thức chưa rõ ràng về rủi ro phát sinh, không chấp hành quy định, lợi dụng kẻ hở trong quy định để tư lợi.
Nguyên nhân: Nhân viên nhận thức chưa đầy đủ về quản trị RRTN; công
việc phổ biến và đào tạo tại chỗ về RRTN chưa được triển khai; lỗi gây rủi ro nặng về tính bắt lỗi nghiệp vụ chưa tạo lập được ý thức về quản trị RRTN; các cấp lãnh đạo chưa chú trọng nhiều đến quản trị rủi ro, chủ yếu tập trung kinh doanh nên các quyết định liên quan đến nhân sự và triết lý quản trị rủi ro đều không chú
trọng nhiều đến mục tiêu quản trị rủi ro; Một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến nhân viên lợi dụng kẻ hở để tư lợi
- Về công nghệ:
+ Chưa có chương trình quản lý dữ liệu RRTN. Hiện tại, số liệu được tổng hợp rời rạc từ các báo cáo của ban kiểm sốt, ban chất lượng, phịng khai thác dữ liệu.
+ Chưa xây dựng được chương trình quản lý RRTN và chưa cụ thể hóa các bộ dữ liệu về dấu hiệu RRTN.
+ Hệ thống lõi mới DNA vừa được triển khai từ tháng 08/2014, trong quá trình tác nghiệp cịn phát sinh một số lỗi nhẹ, xử lý giao dịch còn chậm.
Nguyên nhân: Bộ phận phân tích RRTN chưa làm tốt cơng tác của mình,
chưa có bất kỳ kết nối hay yêu cầu nào về vấn đề xây dựng chương trình quản lý dữ liệu RRTN; Việc nghiên cứu tiến hành chậm và nhân sự phụ trách trình độ chưa cao, tuổi nghề trẻ thiếu kinh nghiệm quản trị RRTN; chưa có phối hợp khai thác các thành viên góp vốn và các cơ quan hữu quan hay các tổ chức có kinh nghiệm quản trị RRTN; Hệ thống lõi mới DNA chưa thật sự hoàn thiện.
- Về nhận diện và cảnh báo các rủi ro phát sinh do các sự kiện, các hành
động bên ngoài:
+ Nhân sự phụ trách tuổi nghề còn trẻ so với những yêu cầu cao từ bộ phận này dẫn đến các nguồn thơng tin khai thác cịn hạn hẹp, khả năng nhận diện rủi ro và chất lượng các đánh giá rủi ro chưa cao.
+ Chưa có sự kết nối linh hoạt và kịp thời với các bộ phận chức năng khác trong việc phân tích các ảnh hưởng và tác động của các sự kiện và hành động bên ngoài, chỉ dừng lại ở việc cập nhật và thông báo.
Nguyên nhân: Nhân sự trẻ, chưa đủ kinh nghiệm; chưa có sự phối hợp giữa
các bộ phận mà nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là ban lãnh đạo cấp cao chưa quán triệt tư tưởng hành động về quản trị RRTN.
- Về công tác kiểm tra, giám sát và quản trị RRTN:
+ Công tác quản trị RRTN vẫn cịn lủng củng, chưa có sự kết nối linh hoạt với các bộ phận khác.
nghiệp vụ, chưa đủ kinh nghiệm để nhận diện RRTN tiềm ẩn.
+ Công tác kiểm tốn q tải, nhân viên kiểm tốn chưa hồn toàn độc lập và tuổi nghề còn non.
+ Các số liệu báo cáo và xử lý RRTN xảy ra nhằm phục vụ công tác nghiên cứu đo lường hay phục vụ cho việc lượng hóa vốn dự phịng RRTN vẫn chưa được các cấp giám sát tại đơn vị cung cấp minh bạch và chính xác.
+ Khối quản trị RRTN vẫn chưa đề ra được kế hoạch phối hợp với phòng khai thác dữ liệu, ban kiểm tốn và bộ phận vận hành để có các báo cáo tổng hợp cần thiết phục vụ công tác đo lường RRTN.
+ ACB vẫn chưa hồn thành nghiên cứu tìm ra cơng cụ đo lường RRTN và vẫn chưa xây dựng xong các phương pháp dự phòng RRTN phát sinh.
Nguyên nhân: Từ các khó khăn của ngân hàng trong định biên nhân sự; nhân sự trẻ, thiếu kinh nghiệm; thái độ và công tác báo cáo sự kiện chưa được thực hiện tốt; chưa có phối hợp tốt giữa các bộ phận và chưa hồn thành cơng tác nghiên cứu đo lường RRTN
- Về các yếu tố khác:
+ Nhân viên ACB hầu như khơng quan tâm đến các sự kiện bên ngồi hay các sự kiện gây rủi ro khác; bộ phận chức năng của Khối quản trị rủi ro với các vấn đề liên quan đến các sự kiện bên ngồi vẫn cịn hoạt động chưa hiệu quả và tuổi nghề nhân sự phụ trách còn non trong các đánh giá, nhận định.
+ Nhân viên ACB chưa có tác phong sẵn sàng ứng phó với các tình huống bên ngồi (tội phạm lừa đảo ngân hàng, tội phạm cướp ngân hàng, khách hàng giả mạo chứng từ, hỏa hoạn cháy nổ, thay đổi chính sách của nhà nước dẫn đến thay đổi quy trình và chính sách ngân hàng thì nhân viên chưa thay đổi kịp,…)
+ ACB chưa xây dựng được các hướng dẫn ứng phó với các tình huống xấu xảy ra và ACB vẫn đang từng bước quán triệt tư tưởng qua các kênh truyền thông của ngân hàng nhưng việc truyền đạt vẫn chưa rõ ràng.
Nguyên nhân: Nhân viên nhận thức chưa đầy đủ và không quan tâm đến các sự kiện ảnh hưởng gây rủi ro phát sinh từ bên ngồi; cơng tác của phòng QTRR đối với các sự kiện bên ngoài chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp, chưa có kế hoạch cụ thể để ứng phó với các loại rủi ro này.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích và đánh giá thực trạng của cơng tác quản trị RRTN tại ACB. Trên cơ sở phân tích quy trình thực hiện, đánh giá lỗi nghiệp vụ phát sinh, khảo sát sự nhìn nhận của nhân viên về RRTN và công tác quản trị RRTN tại ACB để tìm ra những vấn đề cịn tồn tại, những hạn chế có ảnh hưởng đến cơng tác quản trị RRTN; từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại; nghiên cứu các ảnh hưởng gây ra RRTN, hồn thiện quy trình QTRR, dần đưa cơng tác QTRR đi vào chuyên nghiệp hơn và đi kịp với lộ trình ứng dụng theo Basel II theo chỉ đạo của Ngân Hàng Nhà Nước.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI ACB