2.3. Phân tích, đánh giá về cơng tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB
2.3.3.2. Phân tích, đánh giá mẫu khảo sát về khả năng xảy ra rủi ro
Bảng 2.3: Bảng giá trị trung bình đánh giá khả năng xảy ra RRTN của Mẫu khảo sát (Phụ lục 06)
Trên thực tế thì các yếu tố: thâm niên, vị trí, kinh nghiệm, vị trí khác đã đảm nhiệm là những yếu tố có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng xảy ra rủi ro tác nghiệp. Tuy nhiên, khi phân tích đánh giá chi tiết của các yếu tố thì có sự đồng đều trong đánh giá của nhân viên và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là tiệm cận với mức trung bình chung của nhóm. Như vậy, kết quả phân tích thống kê mơ tả cho thấy các nhân tố này khơng có ảnh hưởng đáng kể đến việc thay đổi kết quả đánh giá đối với khả năng xảy ra rủi ro. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích cũng nhìn rõ hơn một số vấn đề tại ACB hiện nay:
+ Mặt tích cực là cơ cấu nhân sự của ACB khá đồng đều trong nhận thức, các chính sách đào tạo huấn luyện nhân sự đạt hiệu quả truyền đạt, hoạt động truyền thông về RRTN hiệu quả nên nhân viên và cấp quản lý, người có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm có cách đánh giá nhìn nhận về vấn đề RRTN khá tương đồng. Một điểm tích cực nữa là ACB đang thực hiện khá ổn định về quản trị RRTN nên các đánh giá khá đồng đều.
+ Mặt tiêu cực có thể xảy ra là nhân viên khơng trung thực, khơng hợp tác trong việc hồn thành mẫu khảo sát. Một điểm nữa là nhân viên ACB ngại trả lời
các câu hỏi liên quan đến rủi ro tác nghiệp do những vấn đề này liên quan trực tiếp đến đánh giá công việc và tác phong đạo đức của họ hoặc nhân viên ACB hiện tại chỉ đang nhìn nhận vấn đề một các chung chung nhất, chưa có sự hiểu biết chuyên sâu về RRTN. Điểm này là một vấn đề đáng quan tâm của ACB để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, trong đó thấy được nhiệm vụ phải quản trị sâu sát hơn về sự hiểu rõ của mỗi nhân viên đối với u cầu cơng việc của mình và quy trình tác nghiệp, cũng như xây dựng văn hóa quản trị và hệ tư tưởng quản trị rủi ro tác nghiệp cho nhân viên.
Đây cũng là một vấn đề cho thấy triết lý quản trị RRTN là khá quan trọng; một khi triết lý quản trị RRTN được quán triệt từ các cấp và văn hóa quản trị RRTN được xây dựng tốt thì khả năng nhân viên mạnh dạng khi phát biểu các ý kiến liên quan đến RRTN và khả năng nhận diện, kiểm soát, báo cáo RRTN của nhân viên tốt hơn, trung thực hơn.