Rủi ro phát sinh do sai sót trong ban quản trị/điều hành KPP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 64 - 65)

2.3. Phân tích, đánh giá về cơng tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB

2.3.1.6. Rủi ro phát sinh do sai sót trong ban quản trị/điều hành KPP

Lỗi được ghi nhận trong bảng tổng hợp lỗi và cảnh báo như sau:

- Không phân công/phân công sai nhiệm vụ cho nhân viên nghiệp vụ/nhân viên kiêm nhiệm…Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kế hoạch các chính sách/quy trình/thủ tục/quy định/hướng dẫn liên quan đến hoạt động ngân hàng; Không thực hiện/thực hiện sai/cố ý không tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng và pháp luật; Chỉ đạo nhân viên làm sai quy định, phê duyệt và không kiểm soát việc sử dụng chung user và password…

- Không tổ chức đào tạo, đào tạo khơng đầy đủ các khóa học; Vi phạm các quy định về thời gian làm việc, tự ý tổ chức giờ làm việc sai quy định…

- Khắc phục không kịp thời các lỗi kiến nghị từ các cấp giám sát bên trong và bên ngồi ngân hàng; Khơng thực hiện/thực hiện khơng kịp thời các báo cáo hội sở; phản hồi các trường hợp khẩn cấp…

Nhận xét: Theo báo cáo thống kê về sai sót trong quản trị/điều hành KPP

từ năm 2012 đến 2014 như sau: Qua các năm số lượng vi phạm lỗi giảm đáng kể chỉ còn khoảng 60 lỗi cấp 1, 5 lỗi cấp 2 và lỗi cấp 3 không phát sinh (số liệu năm 2014). Lỗi cấp 1 năm 2012 chiếm tỷ trọng 46% khá cao trong 3 năm, năm 2013 chiếm 34%, năm 2014 chỉ chiếm 20%, tỷ lệ giảm chậm qua các năm (Phụ lục 04)

1055 lỗi năm 2014, lỗi cấp độ 3 ít xảy ra, lỗi cấp 2 cịn tồn đọng nhưng tỷ lệ rất nhỏ xấp xỉ 1% trên tổng lỗi phát sinh. Đó là nhờ cơng tác quản trị rủi ro triển khai tốt, các nổ lực cải cách toàn diện của ACB trong thời kỳ khủng hoảng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận giám sát điều hành mà số lượng lỗi đã giảm xấp xỉ 50% qua các năm. Tuy nhiên, một thực trạng tồn tại là lượng lỗi cấp 1 khá nhiều, nguyên nhân phần lớn xuất phát từ đại bộ phận nhân viên tác nghiệp cũng như các quản lý, giám sát của các cấp lãnh đạo KPP do chủ quan, thiếu cẩn trọng, không chú tâm đến vấn đề quản trị RRTN hoặc chưa được quán triệt vấn đề quản trị RRTN. Lỗi tập trung ở phân cơng cơng việc nhân viên chưa phù hợp, khơng có kế hoạch kiểm tra, giám sát, đào tạo nhân viên thường xuyên và cẩu thả trong phê duyệt hồ sơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)