Đánh giá tổng quan công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 79)

2.3. Phân tích, đánh giá về cơng tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB

2.3.4. Đánh giá tổng quan công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB

2.3.4.1. Thành quả đạt đƣợc:

- Về cơ chế, chính sách, quy định, quy trình, thủ tục: ACB tổ chức theo dõi, biên soạn, cập nhật, sửa đổi một cách nghiêm chỉnh và thường xuyên cơ chế, chính sách, quy định, quy trình, thủ tục căn cứ trên những thay đổi chính sách của Ngân hàng nhà nước, những biến động từ bên ngoài, những kiến nghị từ KPP và

những góp ý từ khách hàng…

- Về mơ hình tổ chức, tổ chức quản lý hệ thống, tổ chức quản lý hành chính

nhân sự: ACB có các giai đoạn thay đổi cơ cấu quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức

KPP, các quy định phân định công việc và trách nhiệm như:

+ ACB thường xuyên cập nhật các công văn quy định hoạt động của từng Ủy ban, khối, ban, phòng hội sở và KPP; các hướng dẫn phối hợp giữa phòng ban hội sở và KPP; giữa chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.

+ ACB thực hiện tái cơ cấu KPP: để đảm bảo phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quản lý chỉ tiêu kinh doanh, hoạt động vận hành hiệu quả và hợp lý, cũng như có thể đánh giá năng suất nhân viên chính xác và quản lý chi phí hoạt động hợp lý như: Giao chỉ tiêu kinh doanh theo cụm chi nhánh, quản lý vận hành hệ thống xuyên suốt theo cụm chi nhánh trong đó chi nhánh có trách nhiệm hỗ trợ chỉ tiêu kinh doanh, hỗ trợ quản lý giám sát vận hành.

+ ACB cũng nâng cấp phòng QTRR thành khối QTRR trong đó tách bạch nhiệm vụ của các phòng QTRR nhằm đảm bảo sự chuyên trách nhiệm vụ. Phân định trách nhiệm và tiêu chuẩn chất lượng của các bộ phận thực hiện, các bộ phận giám sát rủi ro trong đó có khối vận hành, ban kiểm tốn nội bộ, ban pháp chế, các phịng ban khác.

+ Công tác quản lý chất lượng triển khai khá hiệu quả, có kết hợp th ngồi nhiều cơng ty đánh giá chất lượng nhằm đảm bảo được tính minh bạch và trung thực của các kết quả đánh giá, cũng góp phần cải tiến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

- Về công tác nhân sự, đào tạo:

+ Công tác đào tạo: từ đào tạo căn bản, nâng cao, phát triển, tại chỗ, tập trung, online được tổ chức tốt và đạt hiệu quả chất lượng đào tạo. Các chương trình kiểm tra năng lực hàng quý, giữa năm, hàng năm được tiến hành khá nghiêm túc và làm căn cứ giám sát năng lực nhân viên. Nói chung, cơng tác đào tạo đạt tiêu chuẩn và nhận được sự đánh giá cao từ các cơ quan chức năng, cũng như nhận được các hợp đồng ký kết đào tạo cho các ngân hàng khác.

+ Công tác nhân sự: việc đánh giá nhân viên qua chương trình quản lý hiệu suất nhân viên (BSC) đáp ứng sự phù hợp trong chính sách lương bổng, chính

sách khen thưởng và phúc lợi của ngân hàng và nhân viên.

- Về hệ thống lõi, hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống hỗ trợ: ACB có

hệ thống lõi hiện đại, hệ thống công nghệ thông tin hoạt động ổn định, hệ thống các chương trình hỗ trợ có tính năng tốt. Ngồi ra, ACB ln nghiên cứu đổi mới hệ thống nhằm đảm bảo cơ chế hoạt động liên tục, các chương trình hỗ trợ quản lý nghiệp vụ hiệu quả; cơ sở hạ tầng đủ chuẩn góp phần hạn chế được RRTN.

- Về quản lý nhân viên: Quản lý nhân sự có hệ thống phân tầng và có các

quy định rõ về phân công công việc cụ thể. Bên cạnh đó, ACB có nhiều chương trình hỗ trợ nhân viên tác nghiệp và hệ thống kiểm soát hoạt động khá hiệu quả. Cơ chế giám sát chéo giữa các nhân viên, các chương trình trao đổi, hướng dẫn, góp ý hay các chương trình báo cáo khẩn cấp vi phạm được triển khai và khuyến khích sử dụng.

- Về nhận diện và cảnh báo các rủi ro phát sinh do các sự kiện, các hành

động bên ngồi: ln được khối QTRR, ban chất lượng, công ty bảo vệ cập nhật

và phổ biến thường xuyên.

2.3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân chủ yếu:

- Về cơ chế, chính sách, quy định, quy trình, thủ tục:

+ Vẫn cịn tồn tại một số cơng văn chồng chéo do mối tương quan giữa các bộ phận chức năng.

+ Thiếu hướng dẫn các cách ứng phó hay xử lý các sự cố rủi ro phát sinh.

Nguyên nhân: Các bộ phận chức năng có nhiệm vụ ban hành cơng văn chưa

thực sự làm tốt công việc soạn thảo, chưa phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác, chưa có kế hoạch ứng phó với rủi ro xảy ra, nhân sự cịn non kém trong các vấn đề liên quan đến rủi ro.

- Về mơ hình tổ chức, quản lý hệ thống, quản lý hành chính nhân sự:

+ Nhân viên cịn kiêm nhiệm cơng việc

+ Định biên nhân sự quá chặt, lực lượng nhân sự tác nghiệp ở các bộ phận chuyên trách bị mỏng hoặc thiếu.

Nguyên nhân: Tình hình thực tế của ACB, buộc nhà lãnh đạo cắt giảm nhân

sự, phân công kiêm nhiệm tối đa nhưng chưa có giải pháp thích đáng để giải quyết bài toán lợi nhuận và rủi ro này.

- Về cơng tác đào tạo:

+ Ít tổ chức tái đào tạo, đạo tạo bổ sung thì chưa sâu sát chỉ dựa trên nguyện vọng hoặc yêu cầu từ phía đơn vị.

+ Đào tạo online có tổ chức thi online nhưng cơng tác thi cử chưa hiệu quả và không tiến hành kiểm tra sau đào tạo online.

+ Ngoài các chương trình bắt buộc liên quan đến chức năng cơng việc thì các đào tạo khác như đào tạo nâng cao và kỹ năng thì hiện nay cũng dựa trên cơ sở tổng hợp đăng ký từ đơn vị.

Nguyên nhân: Khâu giám sát chất lượng đào tạo chưa thực hiện tốt, bài tốn chi phí đào tạo và lợi nhuận của hoạt động đào tạo đẩy quyết định về phía KPP nên dẫn đến chất lượng nhân sự chưa cao.

- Về nhân sự:

+ Nhân viên chưa nhận thức rõ trách nhiệm QTRR trong quá trình làm việc. Nhất là các nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh luôn thờ ơ, xem nhẹ các vấn đề thuộc về vận hành nên dễ dẫn đến các rủi ro phát sinh.

+ Nhân viên chưa được đào tạo về RRTN và QTRR, chỉ tiếp cận qua các thông báo và các báo cáo tổng hợp của hệ thống và hầu như chỉ có nhân viên vận hành mới thực sự tiếp cận.

+ Việc cập nhật, phổ biến rủi ro hoạt động chỉ mang tính chất thơng báo, bắt lỗi, chưa có tổ chức truyền đạt để nhân viên có thể nhận thức và phịng ngừa rủi ro.

+ Việc phân cơng công việc, quy định nhiệm vụ chưa gắn với quyền lợi và trách nhiệm, chỉ mới dừng ở cấp độ lỗi để áp dụng các hình thức kỷ luật mà khơng có các hình thức quy định để hạn chế rủi ro cho ngân hàng ngay từ đầu.

+ Nhân viên còn nhận thức chưa rõ ràng về rủi ro phát sinh, không chấp hành quy định, lợi dụng kẻ hở trong quy định để tư lợi.

Nguyên nhân: Nhân viên nhận thức chưa đầy đủ về quản trị RRTN; công

việc phổ biến và đào tạo tại chỗ về RRTN chưa được triển khai; lỗi gây rủi ro nặng về tính bắt lỗi nghiệp vụ chưa tạo lập được ý thức về quản trị RRTN; các cấp lãnh đạo chưa chú trọng nhiều đến quản trị rủi ro, chủ yếu tập trung kinh doanh nên các quyết định liên quan đến nhân sự và triết lý quản trị rủi ro đều không chú

trọng nhiều đến mục tiêu quản trị rủi ro; Một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến nhân viên lợi dụng kẻ hở để tư lợi

- Về công nghệ:

+ Chưa có chương trình quản lý dữ liệu RRTN. Hiện tại, số liệu được tổng hợp rời rạc từ các báo cáo của ban kiểm sốt, ban chất lượng, phịng khai thác dữ liệu.

+ Chưa xây dựng được chương trình quản lý RRTN và chưa cụ thể hóa các bộ dữ liệu về dấu hiệu RRTN.

+ Hệ thống lõi mới DNA vừa được triển khai từ tháng 08/2014, trong quá trình tác nghiệp cịn phát sinh một số lỗi nhẹ, xử lý giao dịch còn chậm.

Nguyên nhân: Bộ phận phân tích RRTN chưa làm tốt cơng tác của mình,

chưa có bất kỳ kết nối hay yêu cầu nào về vấn đề xây dựng chương trình quản lý dữ liệu RRTN; Việc nghiên cứu tiến hành chậm và nhân sự phụ trách trình độ chưa cao, tuổi nghề trẻ thiếu kinh nghiệm quản trị RRTN; chưa có phối hợp khai thác các thành viên góp vốn và các cơ quan hữu quan hay các tổ chức có kinh nghiệm quản trị RRTN; Hệ thống lõi mới DNA chưa thật sự hoàn thiện.

- Về nhận diện và cảnh báo các rủi ro phát sinh do các sự kiện, các hành

động bên ngoài:

+ Nhân sự phụ trách tuổi nghề còn trẻ so với những yêu cầu cao từ bộ phận này dẫn đến các nguồn thơng tin khai thác cịn hạn hẹp, khả năng nhận diện rủi ro và chất lượng các đánh giá rủi ro chưa cao.

+ Chưa có sự kết nối linh hoạt và kịp thời với các bộ phận chức năng khác trong việc phân tích các ảnh hưởng và tác động của các sự kiện và hành động bên ngoài, chỉ dừng lại ở việc cập nhật và thông báo.

Nguyên nhân: Nhân sự trẻ, chưa đủ kinh nghiệm; chưa có sự phối hợp giữa

các bộ phận mà nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là ban lãnh đạo cấp cao chưa quán triệt tư tưởng hành động về quản trị RRTN.

- Về công tác kiểm tra, giám sát và quản trị RRTN:

+ Công tác quản trị RRTN vẫn cịn lủng củng, chưa có sự kết nối linh hoạt với các bộ phận khác.

nghiệp vụ, chưa đủ kinh nghiệm để nhận diện RRTN tiềm ẩn.

+ Công tác kiểm tốn q tải, nhân viên kiểm tốn chưa hồn toàn độc lập và tuổi nghề còn non.

+ Các số liệu báo cáo và xử lý RRTN xảy ra nhằm phục vụ công tác nghiên cứu đo lường hay phục vụ cho việc lượng hóa vốn dự phịng RRTN vẫn chưa được các cấp giám sát tại đơn vị cung cấp minh bạch và chính xác.

+ Khối quản trị RRTN vẫn chưa đề ra được kế hoạch phối hợp với phòng khai thác dữ liệu, ban kiểm toán và bộ phận vận hành để có các báo cáo tổng hợp cần thiết phục vụ công tác đo lường RRTN.

+ ACB vẫn chưa hồn thành nghiên cứu tìm ra cơng cụ đo lường RRTN và vẫn chưa xây dựng xong các phương pháp dự phòng RRTN phát sinh.

Nguyên nhân: Từ các khó khăn của ngân hàng trong định biên nhân sự; nhân sự trẻ, thiếu kinh nghiệm; thái độ và công tác báo cáo sự kiện chưa được thực hiện tốt; chưa có phối hợp tốt giữa các bộ phận và chưa hồn thành cơng tác nghiên cứu đo lường RRTN

- Về các yếu tố khác:

+ Nhân viên ACB hầu như khơng quan tâm đến các sự kiện bên ngồi hay các sự kiện gây rủi ro khác; bộ phận chức năng của Khối quản trị rủi ro với các vấn đề liên quan đến các sự kiện bên ngoài vẫn còn hoạt động chưa hiệu quả và tuổi nghề nhân sự phụ trách còn non trong các đánh giá, nhận định.

+ Nhân viên ACB chưa có tác phong sẵn sàng ứng phó với các tình huống bên ngồi (tội phạm lừa đảo ngân hàng, tội phạm cướp ngân hàng, khách hàng giả mạo chứng từ, hỏa hoạn cháy nổ, thay đổi chính sách của nhà nước dẫn đến thay đổi quy trình và chính sách ngân hàng thì nhân viên chưa thay đổi kịp,…)

+ ACB chưa xây dựng được các hướng dẫn ứng phó với các tình huống xấu xảy ra và ACB vẫn đang từng bước quán triệt tư tưởng qua các kênh truyền thông của ngân hàng nhưng việc truyền đạt vẫn chưa rõ ràng.

Nguyên nhân: Nhân viên nhận thức chưa đầy đủ và không quan tâm đến các sự kiện ảnh hưởng gây rủi ro phát sinh từ bên ngồi; cơng tác của phòng QTRR đối với các sự kiện bên ngoài chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp, chưa có kế hoạch cụ thể để ứng phó với các loại rủi ro này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích và đánh giá thực trạng của công tác quản trị RRTN tại ACB. Trên cơ sở phân tích quy trình thực hiện, đánh giá lỗi nghiệp vụ phát sinh, khảo sát sự nhìn nhận của nhân viên về RRTN và công tác quản trị RRTN tại ACB để tìm ra những vấn đề cịn tồn tại, những hạn chế có ảnh hưởng đến cơng tác quản trị RRTN; từ đó có cơ sở để đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại; nghiên cứu các ảnh hưởng gây ra RRTN, hồn thiện quy trình QTRR, dần đưa cơng tác QTRR đi vào chuyên nghiệp hơn và đi kịp với lộ trình ứng dụng theo Basel II theo chỉ đạo của Ngân Hàng Nhà Nước.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI ACB

3.1. Mục tiêu, định hƣớng, chiến lƣợc về quản trị rủi ro tác nghiệp của ACB:

* Định hướng phát triển năm 2015 - 2018: Với phương châm “Tăng

trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB tiếp tục củng cố, nâng cao vị

thế, xây dựng ACB thành một định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam; phấn đấu năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam; và đến năm 2020 trở thành một trong ba ngân hàng có quy mơ tài chính lớn nhất, hoạt động an tồn và hiệu quả Đối với khách hàng cá nhân tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao trung; đối với khách hàng doanh nghiệp mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận chọn lọc doanh nghiệp lớn; hoạt động kinh doanh hỗ trợ khách hàng.

* Mục tiêu chiến lược của ACB: Đạt được “Quản lý hiệu quả, lợi nhuận

hợp lý, tăng trưởng bền vững”, cùng với việc tập trung vào một số lĩnh vực trọng

điểm như chất lượng dịch vụ, đổi mới sản phẩm, mở rộng mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực và áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại. Với chủ trương thay đổi linh hoạt, chú trọng khai thác các cơ hội kinh doanh hiệu quả, tập trung tăng trưởng nhanh, mở rộng mạng lưới chi nhánh hợp lý và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ.

* Định hướng quản trị rủi ro: Hiệp ước Basel II là chuẩn mực quốc tế về

các nguyên tắc quản trị rủi ro đối với các ngân hàng thương mại, bắt đầu từ tháng 06/2004 một số nước trên thế giới đã triển khai áp dụng có hiệu quả. Do vậy, Ngân hàng TMCP Á Châu định hướng cụ thể đối với công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống phù hợp với các thông lệ quốc tế mới nhất như sau:

- Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp với mơ hình hoạt động của ngân hàng và với thông lệ quốc tế. Đồng thời, sắp xếp bộ máy tổ chức từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh, Phòng giao dịch được quản trị rủi ro một cách đồng bộ; bố trí đủ nguồn nhân lực, có đủ khả năng để thực hiện quản trị rủi ro tốt nhất.

- Xây dựng hệ thống các chính sách, quy định, quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo quản trị rủi ro tác nghiệp phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày từ

lãnh đạo đến nhân viên, đảm bảo kiểm tra rà sốt được tồn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm phát hiện triệt để nhất các rủi ro tác nghiệp và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời.

- Tăng cường, củng cố quản trị rủi ro tác nghiệp thông qua sử dụng hệ thống công nghệ thông tin một các triệt để.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo thường xuyên để giúp cho các đơn vị trong hệ thống chủ động phòng ngừa rủi ro.

- Thành lập hệ thống cảnh báo về rủi ro tác nghiệp định kỳ, đảm bảo cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)