1.4. Một số vấn đề quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thƣơng mạ
1.4.5. Bài học kinh nghiệm đối với ACB
Thông qua các hướng dẫn và hiệu quả của mơ hình quản trị RRTN được Ủy ban Basel đề cập; thông qua các vấn đề RRTN, quản trị RRTN trên thế giới, ở khu vực và tại Việt Nam; có thể rút ra một số các vấn đề quản trị RRTN mà ACB nên tiến hành:
Thứ nhất: Thực hiện nghiêm túc các vấn đề mà Basel đã đề cập khi xây dựng khung quản trị RRTN, đo lường RRTN, giám sát RRTN và phòng ngừa RRTN.
Thứ hai: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đo lường và lượng hóa RRTN bằng phương pháp tiên tiến AMA có sự kết hợp giữa phương pháp định tính và định lượng để xác định mức độ RRTN. Tổng hợp và phân tích nguồn dữ liệu quá khứ và hiện tại để tìm ra chỉ số vốn thích hợp với các giai đoạn phát triển và các ảnh hưởng theo đặc điểm RRTN.
Thứ ba: Xây dựng hệ thống dữ liệu về RRTN từ việc ứng dụng công nghệ hiện đại phục vụ cho việc tổng hợp thơng tin và phân tích thơng tin một các chính xác. Củng cố hệ thống báo cáo hiện tại đảm bảo tính trung thực, tránh tình trạng che dấu thơng tin để có được nguồn thơng tin tổng hợp chính xác phục vụ cơng tác phân tích đánh giá và lượng hóa chỉ số vốn thích hợp.
Thứ tư: Xây dựng tốt văn hóa quản trị RRTN để củng cố ý thức về quản trị RRTN trong toàn thể lãnh đạo và nhân viên. Trong đó, triết lý quản trị RRTN cần được cụ thể và quán triệt từ trên xuống đảm bảo trách nhiệm của nhà lãnh đạo trong bài toán lợi nhuận và rủi ro; đảm bảo nhân viên có hệ ý thức tốt trong việc tự nhận thức về rủi ro trong quá trình tác nghiệp của mình.
Thứ năm: Xây dựng bộ dấu hiệu RRTN có chất lượng cao, đẩy mạnh hiệu quả làm việc của bộ phận phân tích rủi ro, thực hiện tốt cơng tác truyền thơng và giám sát RRTN để hạn chế tối đa các RRTN xảy ra. Trong đó, chú trọng phân tích các nguyên nhân dẫn đến RRTN bao gồm cả RRTN bên trong và bên ngoài như: Yếu tố con người, quy trình, hệ thống, văn hóa quản trị…cần được tiến hành chặt chẽ và hoàn thiện thường xuyên, liên tục; Các sự kiện bên ngồi cần có kế hoạch phịng ngừa dự phịng cho các vấn đề khơng thể tránh khỏi như thiên tai, với các vấn đề có thể phóng tránh được như: tin tặc, cướp giật, hacker…cần theo dõi thông tin thường xuyên, củng cố hệ thống an ninh ngân hàng.
Thứ sáu: Tận dụng khai thác tối đa sự hợp tác của các tổ chức tài chính trong cơ cấu ngân hàng với các vấn đề cần học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về quản trị RRTN như của đối tác Standard chartered bank.
Thứ bảy: Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch phịng ngừa RRTN thơng qua việc chia sẻ hay chuyển giao rủi ro với bên thứ ba như mua bảo hiểm rủi ro. Lượng hóa chi phí và mức mua bảo hiểm phù hợp với cơ cấu vốn tài chính và tổn thất do rủi ro mang đến.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương này, đề tài nghiên cứu trình bày tổng quan lý thuyết về rủi ro và các loại rủi ro tác động đến hoạt động ngân hàng thương mại; khái quát về quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng; bên cạnh đó, đề tài còn nêu lên một số vấn đề về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trên thế giới và Việt Nam; cũng như đề cập đến việc áp dụng Basell II trong khu vực Châu Á và Việt Nam; tìm hiểu mơ hình quản trị rủi ro của một số ngân hàng thương mại tại Viêt Nam; đồng thời đút kết được bài học kinh nghiệm đối với ACB. Những vấn đề trên làm cơ sở để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn ở chương 2.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU