Mục tiêu, định hƣớng, chiến lƣợc về quản trị rủi ro tác nghiệp của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86)

* Định hướng phát triển năm 2015 - 2018: Với phương châm “Tăng

trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB tiếp tục củng cố, nâng cao vị

thế, xây dựng ACB thành một định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam; phấn đấu năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam; và đến năm 2020 trở thành một trong ba ngân hàng có quy mơ tài chính lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả Đối với khách hàng cá nhân tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao trung; đối với khách hàng doanh nghiệp mục tiêu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận chọn lọc doanh nghiệp lớn; hoạt động kinh doanh hỗ trợ khách hàng.

* Mục tiêu chiến lược của ACB: Đạt được “Quản lý hiệu quả, lợi nhuận

hợp lý, tăng trưởng bền vững”, cùng với việc tập trung vào một số lĩnh vực trọng

điểm như chất lượng dịch vụ, đổi mới sản phẩm, mở rộng mạng lưới, phát triển nguồn nhân lực và áp dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại. Với chủ trương thay đổi linh hoạt, chú trọng khai thác các cơ hội kinh doanh hiệu quả, tập trung tăng trưởng nhanh, mở rộng mạng lưới chi nhánh hợp lý và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ.

* Định hướng quản trị rủi ro: Hiệp ước Basel II là chuẩn mực quốc tế về

các nguyên tắc quản trị rủi ro đối với các ngân hàng thương mại, bắt đầu từ tháng 06/2004 một số nước trên thế giới đã triển khai áp dụng có hiệu quả. Do vậy, Ngân hàng TMCP Á Châu định hướng cụ thể đối với công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống phù hợp với các thông lệ quốc tế mới nhất như sau:

- Xây dựng mơ hình quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp với mơ hình hoạt động của ngân hàng và với thông lệ quốc tế. Đồng thời, sắp xếp bộ máy tổ chức từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh, Phòng giao dịch được quản trị rủi ro một cách đồng bộ; bố trí đủ nguồn nhân lực, có đủ khả năng để thực hiện quản trị rủi ro tốt nhất.

- Xây dựng hệ thống các chính sách, quy định, quy trình quản trị rủi ro để đảm bảo quản trị rủi ro tác nghiệp phải được thực hiện thường xuyên hàng ngày từ

lãnh đạo đến nhân viên, đảm bảo kiểm tra rà sốt được tồn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm phát hiện triệt để nhất các rủi ro tác nghiệp và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro kịp thời.

- Tăng cường, củng cố quản trị rủi ro tác nghiệp thông qua sử dụng hệ thống công nghệ thông tin một các triệt để.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo thường xuyên để giúp cho các đơn vị trong hệ thống chủ động phòng ngừa rủi ro.

- Thành lập hệ thống cảnh báo về rủi ro tác nghiệp định kỳ, đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin quản trị rủi ro cho các cấp lãnh đạo để các cấp lãnh đạo giám sát được đầy đủ các hoạt động rủi ro của toàn hệ thống.

- Việc phân cấp quản trị cần tuân thủ theo nguyên tắc phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng với từng cấp quản trị rủi ro tác nghiệp. Phân biệt trách nhiệm giữa các cấp quản trị chiến lược, cấp quản trị điều hành và cấp tổ chức thực hiện.

- Tăng cường thông đạt về tư tưởng, quy chế, nội quy nhân viên, công nhân viên trong toàn hệ thống để mọi người hiểu rõ các loại rủi ro tác nghiệp liên quan có thể xảy ra đối với bản thân và cách thức hạn chế phòng ngừa hiệu quả nhất.

- Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro của hệ thống ACB quán triệt từ hội sở đến từng đơn vị tác nghiệp.

3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB 3.2.1. Các giải pháp về chiến lƣợc kinh doanh:

Mục tiêu chiến lược là hướng đến sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu, tiềm tàng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính của ngân hàng. Để thực hiện các mục tiêu cần quán triệt như sau:

- Hội đồng quản trị phê duyệt ban hành các chính sách quản trị rủi ro tổng thể và các chính sách cho từng lĩnh vực như rủi ro ngoại hối, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, cơng cụ tài chính phái sinh và phi tái sinh, rủi ro hoạt động…

- Khối QTRR sẽ xác định, đánh giá và phòng ngừa các rủi ro tài chính (bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động) với sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị hoạt động của ngân hàng.

việc quản trị rủi ro và mơi trường kiểm sốt.

- Tất cả các quy định, chính sách, quy trình quản trị rủi ro phải được xây dựng, duy trì, vận hành và kiểm soát dựa trên cơ sở phù hợp với quy chế kiểm toán nội bộ được ban hành và áp dụng cho ngân hàng.

3.2.2. Các giải pháp về nhân sự:

Trong hoạt động của bất kỳ tổ chức nào thì yếu tố con người ln là yếu tố quan trọng số một, quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động của chính tổ chức đó. Cơng tác QTRR muốn đạt hiệu quả tốt, trước tiên đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, kỹ năng xử lý công việc tốt. Do đó, ngân hàng cần củng cố và hồn thiện cơng tác nhân sự:

- Chính sách tuyển dụng: phải phù hợp để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng ngay từ đầu vào, coi trọng về tư cách đạo đức và tính cách cẩn trọng của ứng viên.

- Chính sách đào tạo nhân viên: Hồn thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm đào tạo. Sử dụng kết hợp các phương pháp: tổ chức đào tạo, tập huấn theo hình thức mở các lớp học theo từng vùng, miền; đào tạo qua thông tin tuyên truyền trên web nội bộ, bản tin nội bộ hay các tạp chí nội bộ. Tăng cường khả năng đào tạo tại chỗ của các cấp lãnh đạo cho nhân viên. Kiểm tra kiến thức và tái đào tạo thường xuyên.

- Thường xuyên quan tâm, nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, đời sống của nhân viên trong đơn vị. Thận trọng với những nhân viên có đời tư khơng trong sáng (có hành vi cá độ, cho vay nặng lãi, giao du với xã hội đen,…)

- Định kỳ hàng q thực hiện đánh giá, kiểm sốt, báo cáo tình hình nhân sự tồn đơn vị, làm việc kịp thời với Khối nhân sự để bổ sung những vị trí cịn thiếu, đang phải phân giao nhân viên thực hiện kiêm nhiệm.

Đối với những trường hợp gia tăng nhân sự không phù hợp với chỉ tiêu hiệu suất, chi phí và lợi nhuận thì cần nâng cao năng lực đa năng nghiệp vụ của mỗi nhân viên kết hợp luân phiên kiêm nhiệm nhằm giảm quá tải và đa năng cơng việc cho nhân viên.

chính quốc tế và một số các tổ chức tín dụng uy tín tại Việt Nam để tìm ra các vấn đề tiên tiến và nghiên cứu phát triển hệ thống phù hợp với ACB. Thực hiện luân chuyển thường xuyên bộ phận giám sát, nâng cao năng lực đa năng của toàn thể nhân viên, bắt đầu từ bộ phận giám sát đến nhân viên các bộ phận.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề quản trị rủi ro cho nhân viên và đặt yêu cầu cho nhân viên ở từng vị trí có trách nhiệm chủ động nhận diện những dấu hiệu rủi ro, cũng như phải báo cáo kịp thời, chuẩn xác cho ban lãnh đạo và ban quan trị rủi ro, khuyến khích các ý kiến phịng ngừa và khắc phục rủi ro mắc phải.

- Xây dựng hệ thống quản trị nhân sự hiện đại bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự tiên tiến để dễ dàng truy suất, quản lý hồ sơ nhân viên, ứng dụng hiệu quả các chỉ số đo lường hiệu suất nhân viên (KPI) đáp ứng thỏa đáng về lương bổng, đãi ngộ, các nhu cầu về đào tạo và thăng tiến…

3.2.3. Các giải pháp về mơ hình tổ chức, nơi làm việc:

- Cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức về trang thiết bị công cụ lao động; định mức về sử dụng không gian nơi làm việc… để hỗ trợ cho nhân viên thực hiện tác nghiệp một cách hiệu quả nhất.

- Làm tốt và thường xuyên hơn nữa cơng tác rà sốt tình trạng cơ sở vật chất hiện đang quản lý để có kế hoạch đầu tư bổ sung, thay thế hay dự phòng đảm bảo trang bị đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

- Hồn thiện mơ hình hoạt động theo quy tắc 4 mắt trong giám sát thực hiện nghiệp vụ. Để phù hợp với tình hình hiện tại của ACB thì nên hướng đến nâng cao năng lực đa năng của nhân viên và các cấp giám sát để đảm bảo thực hiện tốt vấn đề này mà chi phí và độ phình nhân sự khơng nhiều.

- Định biên nhân sự hợp lý với hoạt động, hạn chế tối đa việc kiêm nhiệm công việc, giám sát chặt hơn các quyết định phân công nhân sự phụ trách cơng việc thơng qua việc rà sốt các chương trình đào tạo và kết quả đào tạo của nhận sự được phân công cùng với đánh giá năng suất của chức danh hiện tại của nhân sự được phân công.

- Thiết lập cơ cấu điều hành quản lý có sự tham gia của khối vận hành và khối rủi ro như: nên có phó giám đốc phụ trách vận hành chi nhánh, phân chia tỷ

lệ phần trăm phán quyết hoặc kiến nghị về đánh giá mức độ rủi ro cho Phó Giám đốc phụ trách vận hành trong các quyết định mang tính rủi ro của Ban giám đốc từng đơn vị. Khối quản trị rủi ro có trách nhiệm nghiên cứu quy trình tác nghiệp để đưa ra danh mục các quyết định mang tính rủi ro và tỷ lệ phán quyết hợp lý cho chức danh này.

- Nhanh chóng hồn thiện bộ máy quản trị rủi ro của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế trong đó thỏa các nguyên tắc của Basel II.

3.2.4. Các giải pháp về cơ chế, chính sách quy trình nghiệp vụ: * Đối với cơ chế, chính sách, định hƣớng: * Đối với cơ chế, chính sách, định hƣớng:

- Hoàn thiện các quy định hướng dẫn thực hiện trong toàn hệ thống theo hướng cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu nhất.

- Nắm bắt kịp thời và triển khai các văn bản do Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ban hành một cách nhanh chóng, chính xác và đúng đắn.

- Xây dựng các cơ chế chính sách về quản trị rủi ro tác nghiệp phải phù hợp với các quy định của Chính phủ, ngân hàng nhà nước; phải đẩy đủ, đồng bộ; đảm bảo tính tuân thủ và bắt kịp với xu thế của thế giới.

- Chiến lược quản trị RRTN phải đưa ra những định hướng rõ ràng về nhận dạng các loại rủi ro tác nghiệp chủ yếu và về mức rủi ro chấp nhận đối với từng loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng.

- Hồn thiện các quy định, quy trình quản trị RRTN; phải quy định cụ thể công việc thực hiện quản trị RRTN trong hệ thống: xác định, đo lường, quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát RRTN như thế nào. Quy định trình tự các bước thực hiện quản trị RRTN trong quy trình thực hiện.

- Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro trong đó có nội dung quản trị RRTN để làm cơ sở pháp lý cho toàn hệ thống thực hiện.

- Xây dựng hệ thống các công cụ quản trị RRTN phù hợp với hoạt động gồm: cơng cụ phát hiện sớm, chuẩn mực kiểm sốt, báo cáo sự cố, báo cáo chỉ số rủi ro chính, quy trình rà sốt và phê duyệt sản phẩm mới.

- Hồn chỉnh hệ thống thơng tin báo cáo về quản trị rủi ro toàn hệ thống. - Củng cố các chế tài hướng dẫn việc chấp hành các quy định quản trị rủi ro tác nghiệp, quy định cụ thể việc xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp

không tự giác chấp hành đúng quy định, che giấu sai sót.

- Củng cố mơ hình ba lớp phịng vệ: các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản trị rủi ro trong phạm vi đơn vị; bộ phận giám sát và quản lý rủi ro tập trung có trách nhiệm xây dựng, giám sát, duy trì và phát triển hoạt động quản trị rủi ro toàn ngân hàng; Bộ phận quản trị rủi ro cấp cao độc lập, giám sát và cố vấn kịp thời cho các vấn đề rủi ro tiềm tang và vĩ mơ.

- Xây dựng quy định trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tác nghiệp.

* Đối với vấn đề quy trình nghiệp vụ:

- Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 4 mắt trong mọi hoạt động giao dịch của đơn vị (bất kỳ một hoạt động nào cũng phải có tối thiểu 2 nhân viên tham gia: 1 người thực hiện, 1 người kiểm soát).

-Thường xuyên tổ chức đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm về nghiệp vụ; phản hồi, thông tin kịp thời tới các đơn vị có liên quan đối với những điểm thiếu sót, những lỗ hổng, tiềm ẩn rủi ro trong hệ thống quy trình, quy định hiện tại để chỉnh sửa kịp thời.

- Thực hiện nghiêm túc các hoạt động kiểm soát giao dịch theo đúng quy định, đặc biệt là các tài khoản trung gian; báo cáo thu nhập, chi phí và các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch có tính chất lặp đi lặp lại với tần suất cao và giá trị giống nhau, các giao dịch thực hiện theo lô… của đơn vị để phát hiện những giao dịch đáng ngờ. Tổ chức hoạt động kiểm tra chéo giữa các phòng/bộ phận trong nội bộ đơn vị.

3.2.5. Các giải pháp về hệ thống lõi, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống giám sát, hỗ trợ: Trong hoạt động ngân hàng, việc sử dụng công nghệ thống giám sát, hỗ trợ: Trong hoạt động ngân hàng, việc sử dụng công nghệ

thông tin hiện đại là một tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng; là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản trị ngân hàng, trong đó có cơng tác quản trị rủi ro, vì thế ngân hàng cần tập trung củng cố, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công nghệ ngân hàng:

- Hoàn thiện hệ thống lõi DNA, nâng cao hơn nữa các tính năng của DNA, phối hợp với Khối QTRR và khối Vận hành trong việc cài đặt các code ngăn chặn với các thao tác nghiệp vụ trọng yếu có ảnh hưởng gây rủi ro và tổn thất.

- Đầu tư nghiên cứu, xây dựng hay mua sắm các mơ hình dự báo rủi ro và ước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến.

- Xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu hiện đại trong đó chú trọng các cách thu thập dữ liệu tổn thất do hoạt động xảy ra rủi ro gây ra.; xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu về RRTN; hoàn thiện hệ thống kiểm tra giám sát tác nghiệp trực tuyến.

- Nghiên cứu ký hợp đồng với các công ty cơng nghệ nước ngồi về việc thử nghiệm xâm nhập hệ thống và đo lường khả năng chịu đựng của mình và xây dựng các cơ chế chống thâm nhập để đảm bảo an ninh hệ thống trước các ảnh hưởng trộm cắp thông tin, phá hoại cơ sở dữ liệu và lấy tiền tài khoản khách hàng.

- Tăng cường tần suất kiểm tra hoạt động tuân thủ của KPP đột xuất và định kỳ nửa năm thay vì hai năm một lần. Kiểm tra năng lực kiểm toán của nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)