Mối liên quan giữa các thành phần rủi ro tác nghiệp và hoạt động quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 34)

1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp

1.3.2.5. Mối liên quan giữa các thành phần rủi ro tác nghiệp và hoạt động quản trị

động quản trị rủi ro tác nghiệp:

Ủy ban Basel cũng nêu ra mối liên quan giữa các thành phần trong nội dung của rủi ro tác nghiệp (Theo Basel II, 2005): Các sự kiện rủi ro có tác động và ảnh hưởng khơng nhỏ trong q trình hoạt động ngân hàng (Đây cũng chính là cơ sở dữ liệu của tổn thất mà các Ngân hàng Thương Mại đã và đang hướng tới tổng hợp để có nguồn dữ liệu phục vụ cơng tác đo lường rủi ro tác nghiệp). Những sự kiện rủi ro xảy ra đều có những ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động ngân hàng như gây ra những tổn thất hay mất mát tài sản; ngân hàng phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý phức tạp; làm giảm uy tín của ngân hàng; làm mất các khoản bồi thường, viện trợ hay các khoản tài trợ đầu tư hợp tác khác của ngân hàng…). Trên cơ sở phân tích và xác định được các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng gây ra rủi ro tác nghiệp gồm có các ngun nhân từ: con người, quy trình, hệ thống, các sự kiện bên ngồi, các yếu tố khác…để nhìn nhận, đánh giá và lên kế hoạch ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tác nghiệp xảy ra.

Trong bối cảnh hiện tại của các Ngân hàng Việt Nam, xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất là yếu tố hàng đầu để thiết lập và triển khai hệ thống quản trị RRTN hiệu quả và tin cậy. Cơng việc có vai trị quan trọng trong quy trình quản trị RRTN là giai đoạn thu thập các dữ liệu rủi ro trong quá khứ và hiện tại của ngân hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Các ngân hàng cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản trị RRTN, thậm chí phục dựng lại dữ liệu quá khứ để đẩy nhanh tiến trình quản trị RRTN theo chuẩn quốc tế. Theo đó, để xây dựng được cơ sở dự liệu tổn thất đầy đủ và tin cậy thì phải có sự tham gia của tất cả các phòng ban và phải đảm bảo tính trung thực trong các kết quả tổng hợp báo cáo. Đồng thời, việc thiết lập được một hệ thống cảnh báo, việc phân loại mức độ rủi ro hoạt động theo cấp độ quan trọng từ thấp đến cao trong hoạt động của ngân hàng và việc xác định được các cấp độ báo cáo phù hợp được coi là một biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro hoạt động.

Hiện nay các ngân hàng cần xây dựng hệ thống báo cáo nhằm đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng nhà nước cũng như đáp ứng nhu cầu quản trị nội bộ. Theo Basel, ban lãnh đạo ngân hàng nên triển khai một quy trình để thường xuyên giám

sát hồ sơ rủi ro hoạt động và các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất. Các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất này bắt nguồn từ hoạt động của tất cả các khâu, các bộ phận tác nghiệp trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, việc phân tích đánh giá khả năng xảy ra RRTN từ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra RRTN cũng là một phần quan trọng và cần thiết để nắm bắt tình hình quản trị RRTN hiện tại của ngân hàng và phát hiện các điểm trọng yếu cần điều chỉnh trong quản trị RRTN.

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các thành phần của rủi ro tác nghiệp

(Nguồn: Basel Committee on banking Supervision, 2001)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)