Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp áp dụng tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 52 - 55)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB

2.2.3. Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp áp dụng tại ACB

2.2.3.1. Xác định rủi ro tác nghiệp:

- Thu thập dữ liệu rủi ro tác nghiệp: Về cơ bản quy trình và khung quản lý

rủi ro tại ACB được tiến hành dựa trên Basel II. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành trên toàn hệ thống và mọi phương diện:

+ Tổng hợp lỗi, sự cố và tổn thất từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngân hàng như: Core banking, Internet banking, thẻ, Treasury,...Thông qua các bảng tổng hợp và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.

+ Các bộ phận giám sát, kiểm sốt có trách nhiệm khai báo và lưu trữ các rủi ro phát sinh trong q trình kiểm tra, kiểm sốt: bảng tổng hợp các rủi ro phát sinh và báo cáo định kỳ cho khối quản lý rủi ro và khối vận hành tập trung.

+ Từ các hoạt động nghiệp vụ, các phòng/ban/đơn vị trong hệ thống: các trưởng phịng/ban/đơn vị có trách nhiệm khai báo và lưu trữ các rủi ro phát sinh trong q trình tác nghiệp thơng qua các bảng theo dõi và đề xuất ý kiến về rủi ro phát sinh.

+ Kết hợp với các nguồn cung cấp dữ liệu tổn thất bên ngoài như: ORX – Operational Riskdata Exchange, BIS – Bank of International Settlement… khai thác và tìm hiểu các sự kiện rủi ro đã được đăng tải, các thông tin được đánh giá mang rủi ro tiềm ẩn hoặc các lỗi gây ra rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng mình để xác định mức độ tổn thất có thể gây ra.

- Xác định dấu hiệu rủi ro tác nghiệp: Xác định các dấu hiệu gồm các nội

dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân gây ra rủi ro, đối tượng gây rủi ro, mức độ rủi ro. Công việc này do Khối quản lý rủi ro phụ trách chính, có sự kết hợp của các phịng ban nghiệp vụ liên quan trực thuộc Khối Vận hành.

- Sự cố rủi ro tác nghiệp: Các đơn vị chức năng chủ động theo dõi, báo cáo

các sự cố rủi ro tác nghiệp. Khối quản lý rủi ro làm đầu mối xây dựng, lưu trữ bộ dữ liệu tổn thất của ngân hàng và báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp.

- Giao dịch nghi ngờ, bất thường: Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường

được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí do Khối quản lý rủi ro phối hợp với các Khối, phòng ban nghiệp vụ đưa ra; Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường được xây dựng cho từng phân hệ nghiệp vụ trong hệ thống chính và các hệ thống khác có liên quan. Có chương trình theo dõi, tổng hợp về các vấn đề này và thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất và được cơng bố thơng tin cảnh báo cho tồn thể nhân viên khi được phê duyệt.

2.2.3.2. Đo lường, đánh giá rủi ro tác nghiệp: Hiện tại, ACB chưa có cơng

truyền thống như:

- Phương pháp đo lường định tính: thơng qua việc phân tích, đánh giá của Khối quản lý rủi ro, Khối vận hành, ban kiểm soát về mức độ rủi ro, về tính nghiêm trọng của từng dấu hiệu rủi ro và khả năng ảnh hưởng đến tác nghiệp và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ những tổng hợp, thống kê, đánh giá liên quan đến các văn bản pháp quy, các quy định, các quy trình nghiệp vụ, nhân viên quản lý và nhân viên nghiệp vụ, tiến hành đánh giá dựa trên chỉ số thực hiện, mức độ hồn thành, các tiêu chí đánh giá, mức độ rủi ro định tính, khả năng ảnh hưởng của lỗi nghiệp vụ.

- Phương pháp định lượng: thông qua việc đánh giá các số liệu báo cáo về xác suất, tần suất, mức độ tổn thất cụ thể của từng loại dấu hiệu rủi ro. Từ các báo cáo tổng hợp về rủi ro liên quan đến quá trình vận hành bao gồm rủi ro từ hệ thống công nghệ, cơ sở hạ tầng, phần mềm tích hợp, q trình xử lý cơng việc và các yếu tố bên ngồi; tiến hành đo lường thơng qua các thẻ theo dõi, các báo cáo số lượng lỗi nghiệp vụ, các sai sót, các sự cố hay những dấu hiệu rủi ro tác nghiệp xảy ra.

ACB vẫn đang nghiên cứu xây dựng các phương pháp lượng hóa rủi ro tác nghiệp theo theo chuẩn mực của Basel II và chưa có kế quả cơng bố cuối cùng.

2.2.3.3. Kiểm soát rủi ro:

- Giám sát rủi ro tác nghiệp: Theo mơ hình quản lý rủi ro tại ACB thì ACB tổ chức hệ thống giám sát từ Ủy ban đến KPP và kết hợp với các đơn vị chức năng khác trên đủ các phương diện: trực tiếp, từ xa.

- Báo cáo thông tin quản lý rủi ro tác nghiệp: Xây dựng hệ thống thông tin đầu vào phục vụ cho quản lý và báo cáo quản lý rủi ro tác nghiệp từ các cấp giám sát điều hành ở KPP và các đơn vị chức năng.

- Thu thập, tổng hợp số liệu, tài liệu và các văn bản liên quan trong kỳ báo cáo, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro tác nghiệp.

- Xử lý vi phạm: Xây dựng quy chế xử lý vi phạm, tổ chức nghiêm minh, thơng đạt trên tồn hệ thống: ban hành quy chế xử lý kỷ luật, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các cảnh báo và quyết định xử lý đều được gửi cơng khai trên tồn hệ thống thông qua mạng Lotus

2.2.3.4. Phịng ngừa rủi ro và tạo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất khi phát sinh rủi ro:

- Công cụ bảo hiểm: ACB đã thực hiện mua bảo hiểm tài sản trong quá trình hoạt động, bảo hiểm tội phạm máy tính và đang nghiên cứu mua bảo hiểm khác như: bảo hiểm trọn gói cho tổ chức tài chính (BBB), bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (PI), bảo hiểm trách nhiệm giám đốc và các nhà điều hành cấp cao (D&O)…

- Công cụ vốn dự phòng rủi ro tác nghiệp: ACB đang nghiên cứu sử dụng Công cụ đo lường rủi ro tác nghiệp phù hợp, xây dựng các chỉ số RRTN và Quỹ dự phòng rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)