Hiệu quả can thiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 112)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 và bảng 3.22 cho thấy hiệu quả can thiệp đã làm tăng sự hiểu biết của người chăn nuôi lợn về các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để hạn chế tồn dư kháng sinh, hormone trong sản phẩm từ lợn thịt. Hiệu quả can thiệp về kiến thức (biết thời gian ngừng dùng kháng sinh, hormone đúng qui định trước khi giết mổ là 765,06% (bảng 3.21).

Biện pháp can thiệp đã thay đổi tới thực hành của người chăn nuôi về giảm thiểu tồn dư kháng sinh, hormone ở nhóm can thiệp, chỉ số hiệu quả can thiệp về thực hành ngừng bổ sung kháng sinh và hormone đúng qui định là 160,48% (bảng 3.23).

Tác động của can thiệp làm giảm tỷ lệ số mẫu tồn dư kháng sinh, hormone trong các mẫu sản phẩm lấy từ lợn của các hộ chăn nuôi trong nhóm nghiên cứu sau

can thiệp. Trong nghiên cứu có can thiệp và nhóm đối chứng trước sau can thiệp, kết quả ở bảng 3.21, bảng 3.22, bảng 3.23 cho thấy sau can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành của người chăn nuôi lợn ở địa điểm nghiên cứu về sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi đã có thay đổi tốt đối với việc tồn dư trên sản phẩm từ lợn. Cụ thể là giảm số mẫu tồn dư trong các sản phẩm từ lợn thịt khi phân tích tại thời điểm sau can thiệp. Chỉ duy nhất có 3 mẫu xuất hiện dư lượng hormone ở trong gan lợn dưới tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng rất nhỏ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng (bảng 3.27). Hiệu quả can thiệp đạt từ 63,89% đến 80%. Với kết quả nghiên cứu này chúng tôi có nhận định ban đầu về biện pháp can thiệp tại cộng đồng có tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ tồn dư trong các mẫu thịt lợn, thận lợn và gan lợn. Chúng tôi tiến hành can thiệp trong 2 năm với cách giám sát liên tục và duy trì tại cộng đồng như vậy đã làm giảm được tỷ lệ số mẫu tồn dư. Biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho người chăn nuôi nên được phổ biến rộng rãi ra trên đối tượng người chăn nuôi nói chung như chăn nuôi gà, cá, chim cút...Do hạn chế của đề tài về thời gian cũng như nguồn lực chưa đủ để đáp ứng cỡ mẫu lớn hơn. Chúng tôi thiết nghĩ cần có các nghiên cứu, khảo sát trên diện rộng hơn về lượng tồn dư thuốc kích thích tăng trọng trong các sản phẩm thực phẩm của gia súc, gia cầm...kể cả các thức ăn đã qua chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau để có lời khuyên thiết thực cho cộng đồng để bảo vệ người dân.

Tính vững bền của mô hình: Đề tài đã áp dụng giải pháp can thiệp đạt được hiệu quả về KAP, về giảm thiểu tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại địa điểm nghiên cứu. Giải pháp can thiệp được người chăn nuôi lợn chấp nhận thực hiện. Người chăn nuôi lợn đánh giá hiệu quả của giải pháp là nội dung phù hợp chiếm tỷ lệ 100%, hưởng ứng chăn nuôi lợn sạch chiếm tỷ lệ 96,33%, áp dụng đúng qui trình chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ 98,17%.

Để duy trì giải pháp can thiệp đã thực hiện tại cộng đồng chăn nuôi lợn, người chăn nuôi và chính quyền địa phương đưa ra những khó khăn và giải pháp khắc phục những khó khăn. Giám sát chặt chẽ sản phẩm của người chăn nuôi trước thời điểm giết mổ lợn thịt 1 tháng sẽ đạt tiêu chuẩn sản phẩm thịt sạch, đủ yêu cầu đáp ứng với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm từ lợn thịt đạt yêu cầu đã và đang

được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, với giá thành không cao hơn thịt lợn được nuôi tăng trọng. Sự nhận thức của người tiêu dùng qua các kênh truyền thông khác cũng như sự nhận thức về vấn đề chăn nuôi lợn thịt đạt tiêu chuẩn thịt sạch đã là nguồn cầu luôn kích thích, tạo điều kiện cho nguồn cung cần phải duy trì giải pháp để đảm bảo tính bền vững của nghề chăn nuôi lợn.

Tóm lại: nghiên cứu về thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp, là một nghiên cứu đại diện cho vấn đề giải quyết vấn đề ô nhiễm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, cụ thể là thịt lợn và một số sản phẩm từ lợn thịt do người chăn nuôi lợn cung cấp. Hiện nay các nghiên cứu này ít được chú ý đến, đặc biệt là ở khu vực Thái Nguyên, đã cho thấy tỷ lệ tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt còn khá phổ biến. Kiến thức về sử dụng an toàn hợp lý kháng sinh, hormone trong chăn nuôi; kiến thức về vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi còn hạn chế... Điểm nhấn của đề tài đã phát huy được tính chủ động của các tổ chức xã hội và người dân chăn nuôi, cung cấp thực phẩm sạch cho cộng đồng, đảm bảo sức khoẻ của cộng đồng dân cư khu vực trong địa bàn tỉnh, tuy nhiên sẽ rất có giá trị cho một cộng đồng lớn hơn như khu vực miền núi phía bắc nếu như mô hình được nhân rộng.

KẾT LUẬN

1. Mức độ tồn dư kháng sinh, hormone trong trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại Thành phố Thái Nguyên.

- Mức độ tồn dư kháng sinh, hormone trong sản phẩm thịt lợn, thận lợn, gan lợn còn khá cao: 27,40% số mẫu. Trong đó số mẫu gan lợn có tồn dư kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất: 39,70%, tiếp đó là thận lợn 32,30% và thịt lợn 10,20%. Loại kháng sinh tồn dư cao nhất là oxytetracycline: 20,00%. Hàm lượng oxytetracycline tồn dư trung bình vượt quá TCCP từ 2,30 đến 3,06 lần.

- Mức tồn dư hormone trong sản phẩm thịt lợn, thận lợn, gan lợn chiếm 18,62% số mẫu. Trong đó số mẫu gan có tồn dư hormone chiếm tỷ lệ cao nhất: 26,40%, thận lợn: 16,10% và thịt lợn: 13,20%. Loại hormone tồn dư là 17β-estradiol vượt cho TCCP từ 1,04 lần đến 6,03 lần.

- Số mẫu tồn dư kháng sinh trong thịt lợn, gan lợn nuôi ở hộ gia đình chiếm 38,20% cao hơn hẳn so với nuôi theo phương thức công nghiệp 16,60%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.

2. Yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone

2.1. Thực trạng kiến thức, thái độ thực hành

Kiến thức của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học còn rất hạn chế. Chỉ có 39,06% người chăn nuôi lợn công nghiệp và 9,70% người chăn nuôi lợn hộ gia đình có kiến thức đúng về chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Chỉ có 10,37% người chăn nuôi lợn công nghiệp và 3,61% đến 5,62% người chăn nuôi lợn hộ gia đình biết thời điểm bắt đầu cho lợn ăn thức ăn có kháng sinh, hormone, biết thời điểm ngừng kháng sinh, hormone trước khi giết mổ.

Thái độ của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học còn thấp chỉ có 48,70% số người có thái độ đúng.

Thực hành của người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học còn rất hạn chế:

+ 10,37% người chăn nuôi lợn công nghiệp và 5,52% người chăn nuôi lợn hộ gia đình thực hiện đúng thời điểm bổ sung kháng sinh, hormone vào thức ăn cho lợn.

+ Có 22,46% người nuôi lợn phương thức công nghiệp và 20,88% người nuôi lợn theo phương thức hộ gia đình thực hiện đúng thời gian ngừng cho lợn ăn thức ăn có kháng sinh, hormone trước khi giết mổ.

2.2. Yếu tố liên quan

Có một số yếu tố liên quan tới tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt, thận và gan lợn. + Thái độ đúng của người chăn nuôi lợn về hưởng ứng chăn nuôi lợn an toàn

sinh học có giảm tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn.

+ Thực hành của người chăn nuôi lợn về thực hiện chăn nuôi lợn theo đúng quy trình kỹ thuật có tác dụng tốt đối với giảm số mẫu tồn dư kháng sinh, hormone trên thịt.

+ Phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến tồn dư. Chăn nuôi theo phương thức hộ gia đình có nguy cơ gây tồn dư cao hơn chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.

3. Hiệu quả giải pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại Thành phố Thái Nguyên.

Sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn có tác động rất lớn đến chất lượng, vệ sinh thực phẩm từ thịt lợn; Kiến thức của người chăn nuôi lợn hiểu biết thịt còn tồn dư kháng sinh, hormone gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người đã được cải thiện rõ rệt; Biện pháp dự phòng tồn dư như: biết thời gian ngừng dùng kháng sinh, hormone đúng qui định trước khi giết mổ lợn sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp (ở nhóm can thiệp, tỷ lệ người chăn nuôi có kiến thức đúng trước can thiệp là 27,45% tăng lên đáng kể sau can thiệp là 100%; Tỷ lệ người chăn nuôi có thái độ đúng tăng lên từ 39,21% lên 94,12% sau can thiệp. Tỷ lệ người chăn nuôi thực hành đúng, đặc biệt là thực hành ngừng dùng kháng sinh, hormone đúng qui định trước khi giết mổ tăng lên từ 35,29% lên đến 95,10% tại thời điểm sau can thiệp. Kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng đều tăng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Can thiệp kiến thức, thái độ, thực hành đã có tác động tốt đến người chăn nuôi lợn. Kết quả: không xuất hiện mẫu tồn dư trong thịt, giảm số mẫu tồn dư kháng sinh, hormone: Từ 18 mẫu tồn dư giảm xuống còn 3 mẫu (hàm lượng dưới TCCP) trong gan lợn. Giảm số mẫu tồn dư kháng sinh trong thận từ 16 mẫu xuống còn 2 mẫu có hàm lượng tồn dư dưới tiêu chuẩn cho phép. Hiệu quả can thiệp đạt từ 63,89% đến 80%.

KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với ngành chăn nuôi cần ban hành các tiêu chuẩn, tập huấn nội dung và kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học cho những người chăn nuôi lợn. Cung cấp các tài liệu cho người chăn nuôi lợn.

2. Đối với ngành y tế khu vực, cần tăng cường giám sát, kiểm tra tiêu chuẩn vệ sinh an toàn trong các lò giết mổ về tình trạng tồn dư kháng sinh, hormone . Cần có các can thiệp bằng giáo dục về kiến thức, hướng dẫn thực hành cho người tiêu dùng, người chăn nuôi về an toàn sinh học.

3. Ngành chăn nuôi lợn địa phương cần tổ chức cho người dân chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp. Cần có phổ biến kỹ thuật cụ thể cho chăn nuôi lợn ở hộ gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNN-QCVN (2009), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia thức

ăn chăn nuôi- hàm lượng kháng sinh, hoá dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và PTNN, Quyết định số 54 ban hành 20 tháng 6 năm

2002/QĐ-BYT về Danh mục thuốc cấm sử dụng trong chăn nuôi, Hà Nội.

3. Phạm Đức Chương, Từ Quang Hiển, Cao Văn, Nguyễn Thị Kim Lan (2003),

Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 233 - 236. 4. Phùng Quốc Chướng (2005), "Kết quả kiếm tra tính mẫn cảm với một số thuốc

kháng sinh của vi khuẩn Samonella phân lập từ vật nuôi tại Đắc Lắc", Tạp chí KHKT thú Y, Tập XXII số2/2005, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 47 - 53

5. Đào Ngọc Phong, Trương Việt Dũng, Hoàng Khải Lập và CS (2004), Phương

pháp nghiên cứu sức khoẻ công cộng, Giáo trình sau đại học, Nxb Y học- Hà Nội.

6. Trần Mai Anh Đào, Trần Thị Hạnh (2005), “Định tính và bán định lượng kháng sinh trong thịt lợn, trứng gà bằng phương pháp FPT”, Tạp chí KHKT thú y,

Tập XI, số 1/2005, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 62 -71.

7. Phạm Kim Đăng (2005), Tiếp cận phương pháp phát hiện tồn dư kháng sinh

trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, Giáo trình sau đại học, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

8. Vũ Duy Giảng (2006), "Thức ăn bổ sung và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm", Đặc san khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi số 5, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 9. Trần Thị Hạnh (1997), "Kiểm tra mức tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có

nguồn gốc động vật trên địa bàn Thành phố Hà Nội", Tạp chí chăn nuôi – Hội chăn nuôi Việt Nam, 3(4), tr. 57-64.

10. Bùi Thị Phương Hoa (2008), "Thực trạng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành chăn nuôi thú y và giải pháp khắc phục", Tạp chí KHKT thú Y, XV, số 2/2008, tr. 93-95.

11. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Đỗ Hàm (2009), "Thực trạng một số yếu tố môi trường và sức khoẻ người chăn nuôi lợn ở hộ gia đình phường Thịnh Đán Thành phố Thái Nguyên", Tạp chí bảo hộ lao động, số 178, tr. 17-20. 12. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, Trần Văn Phùng và cộng sự (2009),

"Nghiên cứu mức độ tồn dư kháng sinh và hormone trong một số thực phẩm chính trên thị trường tỉnh Thái Nguyên", Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2009. Đại học Thái Nguyên.

13. Nguyễn Văn Hòa (2006), "Tiến hành khảo sát tình hình kháng sinh trong chăn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí KHKT thú Y, XV, số 5/2008, tr. 56-61.

14. Đàm Khải Hoàn (2006), Giáo trình truyền thông giáo dục sức khoẻ, Nxb Y học,

Hà Nội.

15. Đàm Khải Hoàn (2010), Huy động truyền thông giáo dục sức khoẻ ở miền núi

phía Bắc, Nxb Y học, Hà Nội.

16. Phạm Khắc Hiếu, Lê Ngọc Diệp (1997), Dược lý học thú Y, Nxb Nông Nghiệp,

tr. 48, 218, 219.

17. Nguyễn Văn Hiến (2004), Nghiên cứu hoạt động giáo dục sức khoẻ tại một số

xã ở huyện Đồng bằng Bắc bộ và thử nghiệm mô hình can thiệp giáo dục sức khoẻ, Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

18. Hoàng Tích Huyền (1999), Hormone và các thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết,

Giáo trình Dược lý học, Nxb Y học Hà Nội, tr. 475-482.

19. Lã Văn Kính, Phan Trọng Thắng, Vương Nam Trung, Nguyễn Văn Phú và CS (2000), "Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu chế biến và một số loại thức ăn bổ sung trong khẩu phần heo con sau cai sữa", Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú Y 1999-2000. Phần thức ăn và Dinh dưỡng vật nuôi Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Nghiệp Miền Nam, tr. 254- 264.

20. Lã Văn Kính (2001)" Tình hình sử dụng hoá chất trong thức ăn chăn nuôi", Tạp chí KHKT thú Y, tr. 23-27

21. Lã Văn Kính (2002), "Ảnh hưởng của việc bổ sung men vào khẩu phần ăn cho lợn thịt", Tạp chí chăn nuôi, số 5(47), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 4-6.

22. Lã Văn Kính (2005), " An toàn thức ăn gia súc để an toàn thực phẩm", Đặc san KHKT thức ăn chăn nuôi, số 1(6), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 6-9.

23. Lã Văn Kính, Đỗ Hữu Phương (2005) "Thực trạng nhờn thuốc của các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy và hội chứng hô hấp trên lợn thịt ở khu vực miền Đông Nam bộ", Viện khoa học kỹ thuật Miền Nam, tr.16-23

24. Lã Văn Kính (2006), " Nghiên cứu sản xuất thịt lợn an toàn chất lượng cao"

Báo cáo đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để tổ chức sản xuất và quản lý nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng cao.

25. Nguyễn Văn Kính (2010), phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng

kháng sinh ở Việt Nam, Nhóm nghiên cứu của GARP- Việt Nam, tr.34.

26. Trần Văn Ký (2004), Kháng sinh, Khoa vệ sinh Trung tâm Y tế dự phòng Thành

phố Hồ Chí Minh.

27. Hà Huy Khôi, Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn (2004), Dinh dưỡng và vệ

sinh an toàn thực phẩm, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 102-111.

28. Dương Thanh Liêm (2007), "Cảnh báo việc sử dụng kháng sinh và hợp chất kích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w