Chuẩn bị cho hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
- Cán bộ nghiên cứu cùng với ban chỉ đạo thảo luận đưa ra kế hoạch các nội dung của truyền thông giáo dục chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
- Hệ thống loa truyền thanh tại cụm dân cư được củng cố, đảm bảo cho các hộ gia đình chăn nuôi lợn đều được tiếp nhận thông tin từ loa truyền thanh của xóm.
- Cán bộ nghiên cứu chuẩn bị tài liệu, lập kế hoạch và thực hiện các khoá tập huấn đào tạo cho cán bộ tham gia truyền thông và người chăn nuôi lợn về chăn nuôi lợn an toàn sinh học.
Các nội dung truyền thông giáo dục (phụ lục 2) Các bước tiến hành truyền thông giáo dục sức khoẻ:
- Truyền thông giáo dục trực tiếp theo nhóm.
- Truyền thông giáo dục gián tiếp thông qua việc phát tờ rơi, sách truyền thông và phát thanh trên loa truyền thông của xóm.
Theo dõi giám sát và hỗ trợ về truyền thông:
Cán bộ nghiên cứu và Ban chỉ đạo phối hợp chặt chẽ thực hiện thường xuyên. Cán bộ giám sát xuống từng xóm để theo dõi, giúp đỡ, góp ý về cách tổ chức và thực hiện truyền thông GDSK.
Tổ chức họp giao ban giữa cán bộ nghiên cứu, lãnh đạo địa phương, hội trưởng khuyến nông và tất các các cán bộ tham gia truyền thông GDSK.
- Hình thức can thiệp: tuyên truyền giáo dục, giám sát, phối hợp với biện pháp hành chính của địa phương, ngành thú y.
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền. - Tập huấn các hộ, cơ sở chăn nuôi lợn.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Điều tra thực trạng chung, kiến thức, thái độ, thực hành về sử dụng an toàn kháng sinh và hormone trong chăn nuôi của người chăn nuôi lợn.
- Mô tả thực trạng tình hình chăn nuôi, sự hiểu biết, thái độ, thực hành về sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi lợn.
- Mô tả yếu tố nguy cơ gây tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn
Bước 2: Chọn vấn đề ưu tiên và huy động hoạt động của cộng đồng
Từ kết quả phân tích điều tra ban đầu, tổng hợp các ý kiến thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, nhóm nghiên cứu đi đến thống nhất với Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường Quang Vinh (phường được chọn để can thiệp) chọn ra các vấn đề ưu tiên để đề ra các giải pháp can thiệp. Đồng thời đề xuất với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường tiến hành triển khai nhiệm vụ đáp ứng với các hoạt động của chương trình can thiệp.
* Biện pháp kỹ thuật trong can thiệp
- Truyền thông: nghiên cứu này đã sử dụng cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp, nhằm làm thay đổi hành vi.
+ Truyền thông trực tiếp trong các buổi học tập, nói chuyện về sức khỏe, sử dụng an toàn kháng sinh, hormone trong chăn nuôi. Đọc tài liệu trong các buổi sinh hoạt của xóm, sinh hoạt phụ nữ, thanh niên (phụ lục 2)..
+ Truyền thông gián tiếp bằng phát tài liệu, tờ rơi (phụ lục 3), trưng bày pano (poster), do NVYTTB và CTVDS thực hiện, đọc tài liệu trên loa đài (phụ lục 2), do trưởng xóm thực hiện.
* Các hoạt động giám sát:
- Thành phần giám sát gồm 5 người: cán bộ nghiên cứu là thành viên của ban chỉ đạo, 1 cán bộ của hội nông dân phường, 1 cán bộ y tế, 1 cán bộ khuyến nông, 1 cán bộ của hội phụ nữ phường.