- Đã thành lập được Ban chỉ đạo thực hiện mô hình gồm: 8 người, trong đó trưởng ban chỉ đạo là Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, phó ban chỉ đạo là cán bộ nghiên cứu, 1 cán bộ của hội nông dân phường, 1 cán bộ y tế, 1 cán bộ khuyến nông, 1 cộng tác viên dân số của xóm, 1 cán bộ của hội phụ nữ phường, 1 trưởng xóm.
- Đề xuất xây dựng mô hình và triển khai hoạt động nghiên cứu theo kế hoạch đã được ban chỉ đạo thống nhất.
- Đã tổ chức 3 đợt tập huấn cho các cán bộ của ban chỉ đạo và cán bộ nòng cốt tham gia thực hiện chương trình: Bao gồm 12 cộng tác viên dân số của 12 xóm, 6 cán bộ y tế thôn xóm, 12 trưởng xóm. Mỗi lớp đã được học 1 ngày về các nội dung thực hiện triển khai can thiệp, cách thức thực hiện, cách giám sát, theo dõi, đánh giá thực hiện.
- Đã tổ chức 3 đợt tập huấn cho người chăn nuôi lợn tại Uỷ ban nhân dân phường (có 102 người tham dự), trong đó có sự tham gia của lãnh đạo phường, cán bộ của hội khuyến nông, nông dân tập thể, và đại diện của các ban ngành đoàn thể.
Bảng 3.20. Kết quả can thiệp về truyền thông giáo dục cho người chăn nuôi lợn trong 24 tháng can thiệp
STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Bình quân 1
Hướng dẫn cách bổ sung kháng sinh lần
Nhận xét:
- Có 68 hộ chăn nuôi lợn trong diện can thiệp được hướng dẫn cách thực hành bổ sung kháng sinh, trung bình mỗi hộ là 6 lần.
- Đã tổ chức được 36 buổi thảo luận nhóm về nguyên nhân gây tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn, 36 buổi thảo luận nhóm về phòng tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn. Hướng dẫn về sử dụng an toàn kháng sinh và hormone cho 68 hộ chăn nuôi lợn của phường Quang Vinh (phường can thiệp).
Đã tư vấn trực tiếp sử dụng an toàn kháng sinh, hormone phòng tồn dư trên thịt trung bình 1 người chăn nuôi lợn được tư vấn 6 lần.
Có 34 lần truyền thông các nội dung hướng dẫn người chăn nuôi lợn thực hiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học gián tiếp qua loa đài của xóm.