Đạo đức trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 51)

- Nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng chăn nuôi và lợi ích sức khoẻ của người dân ở cộng đồng tại khu vực, không nhằm mục đích khác.

- Thực hiện đầy đủ qui định y đức của ngành y tế.

- Không làm ảnh hưởng xấu đối với người chăn nuôi, và cộng đồng trong khi nghiên cứu.

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên những người đồng ý tham gia nghiên cứu. - Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học của ngành y để nhằm cung cấp bằng chứng cho công tác bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng trong cộng đồng

- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của chính quyền và nhân dân địa phương.

- Nghiên cứu can thiệp được hội đồng thông qua xem xét về mặt y đức.

Một số hạn chế của nghiên cứu:

- Người chăn nuôi lợn trong nhóm nghiên cứu tại khu vực can thiệp và nhóm đối chứng KAP về chăn nuôi lợn An toàn sinh học có thể giao lưu buôn bán các sản phẩm từ lợn thịt. Điều này có thể dẫn tới sự ảnh hưởng các yếu tố can thiệp từ địa điểm can thiệp sang địa điểm đối chứng. Người chăn nuôi lợn ở khu vực đối chứng có thể nói chuyện hoặc trao đổi với những người chăn nuôi lợn ở địa điểm can thiệp, vì vậy họ có thể tự điều chỉnh hành vi, kiến thức và thực hành của bản thân. Như vậy kết quả của quần thể nghiên cứu tại địa điểm đối chứng cũng được cải thiện một phần nào từ hoạt động can thiệp.

- Hạn chế nữa ở nghiên cứu này là do kinh phí hạn hẹp, cho nên các mẫu xét nghiệm còn ở mức độ khiêm tốn do đó có thể chưa đánh giá được một cách toàn diện về sự tồn dư kháng sinh, hormone ở các thời điểm khác nhau trong quá trình chăn nuôi.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w