Nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 26)

Ở Việt Nam tồn dư kháng sinh, hormone trong sản phẩm thịt của ngành chăn nuôi đã được phát hiện từ những năm 2004 và gây được sự quan tâm của giới khoa học. Tồn dư này cũng đồng nghĩa với ô nhiễm thực phẩm và là vấn đề luôn mang tính thời sự [16], [27]. Tồn dư kháng sinh, hormone trong thịt lợn cũng được xem như là một dạng ô nhiễm thực phẩm về mặt hoá học.

Những nghiên cứu về tồn dư kháng sinh, hormone tại Việt Nam, đặc biệt gây được sự quan tâm của các nhà khoa học nhiều hơn từ khi Việt Nam ra nhập WTO. Tháng 5 năm 2007, FDA Mỹ đã công bố danh sách 28 nhà xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam có 30 mặt hàng vi phạm các tiêu chuẩn vi sinh, kháng sinh. Riêng tại Nhật Bản, Việt Nam là một trong 31 nước bán thuỷ sản sang Nhật bị phát hiện có dư lượng kháng sinh. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho các sản phẩm có nguồn gốc động vật có tồn dư kháng sinh, hormone. Tiếp sau đó các nhà khoa học tiến hành phân tích dư lượng kháng sinh tập trung nhiều vào các mẫu thực phẩm có nguồn gốc động vật

khác nhau như thịt lợn, mật ong, sữa, cá...để có cơ sở khuyến cáo cho người tiêu dùng cũng như các biện pháp nhằm giảm sự xuất hiện dư lượng này [39].

Ở Việt Nam đã có một số ít nghiên cứu về ảnh hưởng của kháng sinh, chất kích thích tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm [10],[26]. Một số nghiên cứu trong những năm gần đây đã đề cập đến dư lượng kháng sinh nhóm tetracycline trong thịt và phủ tạng.

Một số loại hormone và dẫn xuất của nó đã được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm kích thích tăng trưởng cho gia cầm, gia súc [16]. Khi trộn thyroxin vào thức ăn với lượng nhỏ 40 - 60ppm có tác dụng tăng trưởng rõ rệt đối với gia cầm, gia súc đang ở trong tình trạng thiếu hụt iod hoặc khẩu phần ăn hàng ngày không cân đối các chất dinh dưỡng. Nếu kéo dài thời gian sử dụng thức ăn chăn nuôi có bổ xung thyroxin và không đủ thời gian cách ly trước khi giết mổ 10 ngày thì lượng tồn dư thyroxin có thể vượt mức cho phép, vi phạm các qui định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm [22].

Nguyễn Văn Hoà (2006) [13] nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cho thấy: đa số người chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý như liều lượng cao, sử dụng liên tục để phòng ngừa bệnh cho gia súc đến khi xuất bán. Xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất là chloramphenicol (chiếm 15,35%), tylosine (15%), colistine (13,24%), norfloxacine (10%), gentamycine

(8,35%), nhóm tetracyline (7,95%), ampicilline (7,24%)... trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử dụng trên nhiều quốc gia.

Đào Tố Quyên và cộng sự (2005) [37] phân tích dư lượng kháng sinh enrofloxacin trong thịt lợn (thịt mông sấn và thịt nạc đùi) ở Hà Nội đã cho thấy có 11/35 mẫu chiếm 31,42%. Trong đó, thịt mông sấn có nguy cơ tồn dư kháng sinh cao hơn hơn thịt nạc đùi gấp 1,85 lần.

Dương Văn Nhiệm (2005) [34]: cho thấy có 5,5% số mẫu trong 290 mẫu thịt lợn trên thị trường Hà Nội có tồn dư kháng sinh tetracycline. Trong nghiên cứu chỉ ra yếu tố vùng đóng vai trò chủ yếu trong nguy cơ liên quan đến tồn dư kháng sinh.

Tại các khu vực chăn nuôi ở Miền Nam cũng nhận thấy có 4 cơ sở chiếm 22,2% các mẫu thịt gà có tồn dư các loại kháng sinh tetracycline, amoxyline, erofloxacine với hàm lượng cao gấp từ 1,4 -30,9 lần so với ngưỡng cho phép.

Thực trạng về ô nhiễm tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có nguồn gốc động vật diễn ra tại khắp các tỉnh thành trong cả nước tuy nhiên tại Thái Nguyên chưa được công bố. Hiện nay khu vực này đã có một vài khảo sát nhỏ về lượng tồn dư kháng sinh: Nguyễn Đức Thi và cộng sự (2009) [46] cho thấy kết quả nghiên cứu về dư lượng kháng sinh trong thịt gà, gan gà và trứng gà chiếm 20,78%, gan gà 33,33%, tiếp đến là mẫu thịt 29,17%, thấp nhất là mẫu trứng 20,80%, có hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,06 đến 2,80 lần. Loại kháng sinh phát hiện tồn dư là tetracycline và oxytetracycline, trong đó oxytetracycline chiếm 25% số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép cao hơn tetracycline 16,67%. Từ những kết quả thu được trong nghiên cứu các tác giả cho biết 2 loại kháng sinh trên được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia cầm tại Thành phố Thái Nguyên và các vùng xung quanh, chưa tuân thủ đúng nguyên tắc, điều này đã làm cho sản phẩm từ gia cầm tiêu thụ trên thị trường thành phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [44]. Các khảo sát về tồn dư kháng sinh trong thịt lợn, và các sản phẩm từ lợn chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến.

Các thông tin về nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tồn dư kháng sinh, hormone còn ít được quan tâm đến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng, yếu tố liên quan đến tồn dư kháng sinh, hormone trong một số sản phẩm từ lợn thịt tại thành phố thái nguyên và hiệu quả can thiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w